Đề xuất tăng phí “cứu” doanh nghiệp BOT: Cướp của dân trả cho nhóm lợi ích giao thông?

Không muốn nói đâu, chán lắm rồi. Mấy hôm trước nghe chủ BOT than vãn mùa dịch nên làm ăn khó khăn, doanh thu giảm mạnh

Trước tiên, cần nhấn mạnh là không phải ai cũng được làm BOT, phải có dây mơ rễ má, em ông này, cháu bà nọ mới “có cửa” chen chân vào chiếc bánh thơm bơ BOT mà bất cứ DN nào cũng thèm khát. Không “chảy nước miếng” ao ước làm sao được? Khi BOT là loại hình đầu tư chỉ có lời chứ không lỗ, chỉ có thu tiền dân từ ngày này sang tháng nọ, ăn cho mặt phệ bụng tròn ra mà chẳng lo nghĩ liệu dự án kinh doanh này có lời hay không? Rủi ro thế nào? Bởi thế, đố thằng dân đen chân đất nào bán hết ruộng vườn đất đai tổ tiên 80 đời để lại được số tiền khủng cỡ vài nghìn tỷ mà phăng phăng chen chân được vô miếng bánh béo bở này.

Thống kê sơ dựa trên thông tin công khai trên báo chí thôi đã thấy (đây là công khai, còn ngầm thì bao nhiêu thì mơ đi nhé), chỉ trong 9 ngày tết, VEC nhẹ nhàng “bỏ túi” 100 tỷ đồng, vị chi là hơn 10 tỷ/ ngày. Bữa trước nhờ có 2 thằng cướp mà dân mới ngỡ ngàng phát hiện hóa ra bấy lâu nay chủ đầu tư BOT cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây “xén” bớt doanh thu khai báo mỗi ngày 6-7 tỷ để đút túi riêng mà chẳng ai hay biết. Cụ thể, chỉ 1 ca (8 giờ) trạm thu phí này thu được 3,3 tỉ đồng, vậy với 3 ca/ngày, có thể thu được số tiền lên đến 9-10 tỷ đồng. Chưa kể thời điểm sau 30 tết, các loại phương tiện đóng phí cao như xe tải, xe container rất ít, vậy ngày bình thường số tiền thu được sẽ còn cao hơn. Vậy mà thằng VEC (con cưng Bộ GTVT) chỉ báo cáo doanh thu 3,3 tỷ đồng. Một sự ăn cướp trắng trợn ngân sách và túi tiền của dân mà chỉ phát hiện ra nhờ hai thằng “ăn cướp”…

Trước đề xuất này, các doanh nghiệp vận tải và hiệp hội vận tải đều khẳng định, việc tăng phí BOT sẽ khiến khó khăn của ngành vận tải thêm chồng chất. Đề xuất tăng phí BOT vì dịch Covid-19 là không phù hợp.

Điển hình như ý kiến của ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty cổ phần vận tải, thương mại và dịch vụ Đất Cảng (doanh nghiệp chuyên tuyến Hà Nội – Hải Phòng), hiện sản lượng khai thác của doanh nghiệp này chỉ đạt 30% so với lúc trước dịch, tần suất hoạt động cũng giảm 50 – 60% khiến gần một nửa lượng xe phải nằm không hoặc hoạt động cầm chừng.

“Sản lượng giảm khiến chi phí BOT hiện đang chiếm tới 40% chi phí cố định của chúng tôi. Đơn cử, doanh thu 1 chuyến xe đạt 1 triệu đồng thì phí BOT đã “ăn” tới 400.000 đồng”, ông Hải nói và cho rằng, nếu bây giờ tăng phí BOT sẽ cực kỳ khó khăn. Không thể vì khó khăn của một số nhà đầu tư BOT mà đẩy khó cho cộng đồng doanh nghiệp vận tải. Nếu tăng phí vào giai đoạn bình thường, lưu lượng hàng hóa, kinh tế phục hồi thì người dân, doanh nghiệp có thể chấp nhận được, nhưng hiện tại là rất khó.

Đó, lão nào đưa ra đề xuất hút máu này hãy giải dùm bài toán hoạt động cho doanh nghiệp vận tải, các ông thương DN BOT thì cũng làm ơn xót cho DN vận tải của dân với. Bản chất của BOT là kinh doanh. Kinh doanh là lời ăn lỗ chịu, thử hỏi có nền kinh tế thị trường nào trên thế giới lại đảm bảo đầu tư là lãi, cứ dựng trạm lên là phang sức dân trả nợ, không lời thì tăng thu, tăng thuế cho lãi như ở Việt Nam? Có nền kinh tế nào dám cam kết lợi nhuận với nhà đầu tư xấp xỉ 10% (10%/năm), lại còn được bảo lãnh lợi nhuận gấp rưỡi mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, được bảo lãnh trượt giá, lạm phát bằng lộ trình tăng phí 3 năm/lần như Việt Nam không?

Các doanh nghiệp cam kết đầu tư và kinh doanh BOT theo luật doanh nghiệp. Nay BOT kinh doanh “lỗ”, thì đòi phải tăng phí. Chủ đầu tư đặt sai trạm thu phí cũng ừ, họ bảo tăng giá cũng gật. Các ông đang bảo vệ lợi ích dân hay doanh nghiệp tham nhũng? BOT là hình thức kinh doanh tư nhân, hay ổ tham nhũng, lợi ích nhóm có bảo kê? Liệu có lợi ích nhóm, lợi ích tập đoàn ở đây hay không? Mong chiếc lò đốt quan tham của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhóm lên phải xử lý bè lũ này, trả lời cho dân.

Không chỉ dân, mà nền kinh tế đang ch.ế.t dần dưới gót giày của bọn BOT, lợi ích nhóm. Các ông có biết vừa ra ngân sách đã tung ra bao nhiêu gói cứu trợ để giải cứu dân và doanh nghiệp trong mùa dịch không? Vì sao phải cứu trợ? Vì dân đói, mất việc làm, không có được một bữa cơm no, vì doanh nghiệp không hoạt động được, phải phá sản, giải thể hàng loạt. Vậy mà vừa hết dịch các ông lại cuống cuồng đi giải cứu các trạm BOT, tăng cường hút máu dân và doanh nghiệp đang ngoi ngóp hoạt động trở lại sau dịch. Ác gì mà ác quá, tận thu cũng phải chờ người ta khỏe mạnh lại rồi mới hút máu chứ. Thôi tiền cứu trợ giải cứu đó, mấy ông cầm rồi chia nhau ăn cho hết đi, để yên cho dân được sống.

Một đất nước mà chúng ta vẫn tự hào là nghèo, thấp kém hơn Việt Nam – Campuchia lại được chính phủ mua lại toàn bộ trạm BOT cả nước để “người dân được đi lại miễn phí”. Một đất nước mà hàng năm chúng ta đều vác hàng vali tiền mang qua giúp xây trường học, làm đường, xây trụ sở cơ quan để lên mặt “ta đây đàn anh”, để lấy oai lại thành công dẹp BOT trên cả nước, người dân được tự do đi lại mà không tốn một xu. Còn Việt Nam, cứ ngông nghênh trước nước bạn, đã nghèo, nợ công sắp vượt trần nhưng vẫn cứ thẳng tay vác tiền cho hàng xóm để lấy tiếng, xong về khoan sức dân mà thu, mà hút thì có nhục không? BOT – đã đến lúc tính đủ với dân. Đã đến lúc dẹp BOT bẩn, ổ tham nhũng khủng khiếp nhất từ trước đến nay.

Thùy Linh