Để xảy ra sai phạm không thể “giơ cao đánh khẽ” là xong
Chỉ vì lấy một lạng vàng hay lấy cắp một thùng nhựa thơm trong kho, mà vua Minh Mạng đã chém đầu, chặt tay thủ phạm. Đọc lại những gì ghi chép trong sử sách mới thấy đáng để cho chúng ta luận cổ suy kim và phải nghiêm minh hơn nữa trong việc xử lý những cán bộ tham nhũng, để xảy ra sai phạm gây thất thoát tài sản nhà nước nghiêm trọng.
Có hay không việc “giơ cao đánh khẽ” trong vụ bán đất giá rẻ
Tại Hội nghị Thành ủy TP HCM lần thứ 17, diễn ra ngày 6/7 vừa qua, Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM quyết định kỷ luật bà Thái Thị Bích Liên – Thành ủy viên, Chánh Văn phòng Thành ủy bằng hình thức khiển trách. Bởi bà Liên đã có sai phạm trong công tác tham mưu và thực hiện trách nhiệm được ủy quyền, là đại diện chủ sở hữu tài sản tại các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ thành phố.
Bà Liên là giữ chức vụ Chánh Văn phòng Thành ủy từ năm 2015 tới nay, nhưng trong quá trình làm việc của mình Bà Liên và một số cán bộ liên quan đã vi phạm về vụ việc liên quan tới Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy) đã bán rẻ và sai quy định 320.000 m2 đất tại huyện Nhà Bè cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
Là Chánh Văn phòng nhưng Bà Liên đã không thực hiện đúng trách nhiệm là đại diện chủ sở hữu tại công ty Tân Thuận và đối với Đảng bộ thành phố. Văn phòng Thành ủy đã không kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty, không thẩm định nghiêm túc, gây ra những thất thoát nghiêm trọng nếu Ban thường vụ Thành ủy không chỉ đạo hủy hợp đồng.
Cụ thể, ngày 5/6/2017, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng hơn 320.000m2 đất vị trí đẹp cạnh sông Sài Gòn, cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2 và thu về hơn 419 tỷ đồng. Trong khi đó, nếu bán cho theo giá thị trường hiện tại thì có thể thu được hơn 2.000 tỷ đồng.
Đến ngày 27/12/2017, Thưởng trực Thành ủy đã chỉ đạo đừng việc chuyển nhượng, yêu cầu đàm phán lại sau khi xác định lại giá trị khu đất. Sở Tài Nguyên và Môi trường xác định khu đất có giá trị hơn 574 tỷ đồng, với cách tính này thì nếu chuyển nhượng thành công là sẽ gây ra thất thoát hơn 150 tỷ đồng.
Một sự chỉ đạo và yếu kém trong công tác quản lý, lãnh đạo của người đứng đầu Văn phòng Thành ủy TP HCM, nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời từ phía Ban thường vụ Thành ủy. Thì ngân sách của TP. HCM sẽ mất đi khoản thu hơn 150 tỷ đồng, đây là một con số không hề nhỏ đối với ngân sách địa phương, cũng như những đóng góp có lợi cho ngân sách nhà nước.
Vì quản lý còn lỏng lẻo, những đơn vị được Nhà nước giao đất, hoặc cho thuê với giá rẻ đã cho đơn vị khác thuê lại kiếm lời mà không bị xử lý gì đáng kể là điều không thể chấp nhận được. Hệ lụy của việc bán đất “rẻ như cho” này không chỉ dừng lại ở việc gây thất thoát tài sản nhà nước, mà đến sau này khi Nhà nước thu hồi, nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường với giá cao hơn rất nhiều.
Lâu nay, chúng ta hay nói đến những vụ việc lãnh đạo sai phạm nghiêm trọng được dự luận quan tâm, nhưng trước đó thì chỉ xử lý bằng những hình thức kỷ luật, cảnh cáo, được xem là “giơ cao đánh khẽ”, “rung cây đợi khỉ”…
Sự việc nghiêm trọng như vậy, mà người đứng đầu Chánh Văn phòng Thành ủy là bà Thái Bích Liên chỉ bị đề nghị hình thức kỷ luật là “khiển trách” thôi sao?
Kỷ luật kiểu “giơ cao đánh khẽ” như vậy thì làm sao có thể ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong những lần tiếp theo?
Theo quy định Quyết định 102-QĐ/TW năm 2017 về việc xử lý kỷ luật đảng viên viên vi phạm thì có các hình thức kỷ luật đối với Đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm bằng mức hình thức kỷ luật khiển trách là 5 năm. Thời gian có thể không là vấn đề quan trọng với bà Liên, bởi vì rõ ràng hình thức kỷ luật này gần như là quá nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp công danh và cương vị của bà.
Niềm tin về hình thức kỷ luật đúng người, đúng tội
Nhưng từ khi những sai phạm nghiêm trọng trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh và một số cán bộ liên quan của tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thì trước sức nóng của dư luận và trước những cử tri Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiên quyết xử lý bằng được. Đây là tiền đề cho các vụ an khác mà nghi phạm còn trốn tránh hoặc những người có sai phạm không thể lọt lưới pháp luật.
Một trường hợp khác cũng đã cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật, khi sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước cùng vào cuộc để giải quyết những sai phạm một cách triệt để. Sau 6 tháng thanh tra cuối cùng thì Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đưa ra kết luận vụ “bổ nhiệm không trong sáng” của ông Ngô Văn Tuấn Giám đốc sở Xây dựng Thanh Hóa đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh tại Sở Xây dựng tỉnh này và 55 trường hợp khác được bổ nhiệm thừa, trái quy định.
Với những hình thức kỷ luật được xem là “vô tiền khoáng hậu” của tỉnh Thanh Hóa đối với ông Ngô Văn Tuấn có thể được coi là “giơ cao đánh khẽ”. Trong khi nhân dân địa phương và dư luận cả nước không đồng tình với hình thức kỷ luật này, mà mong muốn sẽ có một hình thức kỷ luật đúng người, đúng tôi, vi phạm đến đâu xử lý đến đó.
Vì vậy, với hình thức khiển trách đối với những sai phạm của ông Ngô Văn Tuấn mà tỉnh Thanh Hóa đưa ra, được đánh giá là không tương xứng với những người vi phạm, khuyết điểm mà ông Tuấn đã phạm phải. Từ đó đã đặt ra nhiều câu hỏi có phải có sự bao che, cán bộ xử lý nhau nên “một bồ cái lý không bằng tí cái tình”.
Vì hình thức kỷ luật “nhẹ tựa lông hồng” đó mà không những ảnh hưởng đến sự nghiêm minh trong công tác kỷ luật của Đảng. Mà còn tạo nên sự nghi ngờ, xói mòn lòng tin và hình ảnh người cán bộ trong mắt nhân dân.
Sự vào cuộc kịp thời của Ủy ban Kiểm tra Trung ương để tìm ra sai phạm của ông Ngô Văn Tuấn là hết sức cần thiết. Với kết luận, ông Tuấn “đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ”. Mà Ban Bí thư kết luận những sai phạm của ông Tuân trong giai đoạn từ tháng 10/2010 đến tháng 11/2015 là hoàn toàn đúng người đúng tội.
Trên cơ sở đó, Ban Bí thư đã ra quyết định vô cùng nghiêm khắc nhưng cũng thực sự là rất cần thiết, đó là kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Ngô Văn Tuấn. Căn cứ vào những vi phạm cụ thể, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra quyết định cách chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đối với ông Ngô Văn Tuấn.
Nói về chuyện xử lý những cán bộ sai phạm, tham nhũng mới nhớ đến chuyện của cổ nhân xưa. Khi mà dưới triều nhà Nguyễn, vua Minh Mạng là người thường nghiêm trị rất nặng đối với những kẻ tham nhũng, kể cả là hoàng thân quốc thích.
Chỉ vì lấy một lạng vàng hay lấy cắp một thùng nhựa thơm trong kho, mà vua Minh Mạng đã chém đầu, chặt tay thủ phạm. Đọc lại những gì ghi chép trong sử sách mới thấy đáng để cho chúng ta luận cổ suy kim và phải nghiêm minh hơn nữa trong việc xử lý những cán bộ tham nhũng, để xảy ra sai phạm gây thất thoát tài sản nhà nước nghiêm trọng.
Theo Bút Danh