Chuyên gia Nhật phải cuốn gói về nước vì không “được phép”
Vào ngày 11 tháng Mưòi Một 2019, sau 6 tháng thực hiện thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano – Bioreactor các chuyên gia Nhật ngậm ngùi tháo dỡ thiết bị Nano-Bioreactor trên đoạn sông Tô Lịch dài 300 m gần đường Hoàng Quốc Việt.
Tại sao các chuyên gia Nhật không được tiếp tục công việc làm sạch sông khi đã đạt được kết quả thí nghiệm khả quan như:
– Chỉ số nồng độ mùi tại khu thí điểm đã giảm 200 lần.
– Độ dày bùn tầng đáy giảm 31-76 cm.
– Đàn cá Koi và cá chép Việt Nam thả tại khu thí điểm 2 tháng vẫn sống rất khỏe.
Ngoài ra công nghệ làm sạch nước này được giới chuyên gia đánh giá là công nghệ không quá đắt. Nếu Hà Nội chấp thuận đầu tư, chi phí ban đầu áp dụng công nghệ Nano-Bioreator làm sạch toàn bộ sông Tô Lịch dự kiến là gần 1,9 triệu đồng/m3 nước thải. Thế nhưng các chuyên gia Nhật vẫn không nhận được hợp đồng của thành phố.
Theo UBND Tp Hà Nội, trong quá trình sử dụng công nghệ nano-bioreactor xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch, các chuyên gia Nhật Bản và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản đã không tuân thủ một số quy định. Trong quá trình thí nghiệm các chuyên gia đã tự ý sử dụng truyền thông quảng cáo cuộc thí nghiệm của mình mà không phối hợp với các cơ quan để xử lý thông tin, “gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội”.
Lý do để không sử dụng công nghệ Nano-Bioreator này có hợp lý không? Trong lúc thí nghiệm chuyên gia Nhật dùng truyền thông quảng cáo công nghệ của họ thì có gì là sai?
Hay còn có nguyên nhân nào khác?
Có luồng dư luận cho rằng UBND Tp Hà Nội bằng mọi giá không thể để cho chuyên gia Nhật trúng thầu dự án làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreator vì có nhóm lợi ích độc quyền giải quyết ô nhiễm sông hồ Hà Nội bằng hoá chất RedOxy-3C.
Phải chăng sự hưởng lợi từ những mối làm ăn của nhóm lợi ích là trên hết. Lợi ích quốc gia được xếp lẹt đẹt phía sau hoặc không được quan tâm đến.
FB Ngọc Thu