Chuyện chỉ có ở Việt Nam: Mất tích đúng quy trình!
Dữ liệu bài thi gốc mất tích. Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm mất tích. Hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh mất tích. Hồ sơ cán bộ của “Hotgirl Thanh Hóa” mất tích. Tiền của người dân gửi ở ngân hàng mất tích. Đặc biệt, những vụ mất tích này liên tục xảy ra ở các nơi thuộc bộ máy nhà nước. Người ta gọi đây là mất tích đúng quy trình
Vì sao ư, vì cứ đến giai đoạn cần nhất là nó lại biến mất, mà lại đúng nơi, đúng chỗ. Ví như vụ hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh nằm trong két sắt của Bộ Nội vụ, một trong những cơ quan rất quan trọng bỗng dưng “không cánh mà bay” đầy bí ẩn. Nó bí ẩn đến mức cho đến bây giờ, cũng chẳng biết nó mất thời điểm nào? Vì sao mất?… Hậu quả là đến thời điểm này, việc “nâng đỡ có trong tối” đối với sự thăng tiến đầy kỳ ảo của Trịnh Xuân Thanh vẫn mờ mờ, ảo ảo, thực thực, hư hư như âm binh, phù thủy.
Tiếp đến vụ bà Trần Vũ Quỳnh Anh, bộ hồ sơ “nâng đỡ không trong sáng” cũng “bỗng dưng mất tích”. Giờ thì bà Quỳnh Anh đang vi vu nơi nào đó, để lại cho ông Ngô Văn Tuấn giơ đầu chịu trận.
Vượt qua “trăm núi ngàn sông”, hội chứng “bỗng dưng mất tích” thẳng tiến đến Tiền Giang. Tại đây, hồ sơ của ông Đặng Hữu Lộc, con trai của quyền Bí thư Thành ủy – Chủ tịch UBND TP Mỹ Tho – Đặng Thanh Liêm cũng “bỗng dưng mất tích” rất… đúng qui trình.
Cách đây ít lâu, tại TP HCM đã phát hiện hai vụ “biến mất” cũng hết sức kỳ lạ. Một là tấm bản đồ qui hoạch Thủ Thiêm biến mất như một sự tàng hình và vụ thứ hai, kinh hoàng hơn, 213 cái container to như núi… Tam Đảo ở cảng Cát Lái cũng biến mất một cách lặng lẽ, không để lại dù chỉ tăm hơi.
Vừa qua, lại xảy ra hai vụ “biến mất” đầy kinh ngạc ở hai đầu đất nước. Đó là vụ mất cả ngàn cái phôi sổ đỏ ở Phú Quốc và dữ liệu bài thi gốc bị “mất tích” ở Sơn La dẫn đến chưa thể trả điểm thực về cho các thí sinh.
Mà lạ cái là từ đó đến nay, việc “truy tìm” đã có nhiều biện pháp song tất cả các vụ thất lạc trên đều bặt vô âm tín. Dư luận thì bức xúc, các nhà báo vào cuộc mà mất tích thì cứ mất tích. Mà mất thì luận được tội ai, cứ úp úp xòe xòe rồi lại thôi, mà cùng lắm là bị rút kinh nghiệm sâu sắc. Nên thôi theo ý kiến tôi, chúng ta nên nhờ UNESCO công nhận cái di sản “mất tích đúng quy trình”. Thế hóa ra lại hay các bác nhỉ?
Theo Facebook Phi Yến