Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc khiến cả thế kh iếp s ợ, nhưng với VN chỉ là “muỗi” thôi

Để thực hiện mưu đồ bánh trướng lãnh thổ, Bắc Kinh thường sẽ không dại xua quân đánh chiếm như thời xưa, càng không muốn dùng vũ lực một cách quy mô và trực tiếp, giờ TQ đã thủ đoạn hơn nhiều. Bãi Tư Chính của Việt Nam là một minh chứng, TQ gây hấn muốn biến nơi đây thành một vùng tranh chấp, và cuối cùng là ép Việt Nam ra khỏi vùng thuộc chủ quyền của mình nhằm thực hiện ý đồ của Bắc Kinh, nhưng không bao giờ nổ súng. Trước mưu sâu kế hiểm của Bắc Kinh, VN vẫn tỉnh táo và đủ thông minh để đối phó, tung ra các chiến lược khiến thế giới phải nghiên mình học hỏi.

Theo định nghĩa của giới chuyên gia quân sự, chiến thuật “vùng xám” tức là không sử dụng hải quân mà thay bằng những lực lượng quân sự hoặc bán quân sự trá hình, tiến hành các hoạt động trên biển nhưng không vượt qua một giới hạn nào đó, để không kéo theo phản ứng quá mạnh từ các nước trong khu vực và trên thế giới.

TQ đã sử dụng chiến thuật này để nuốt trọn bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vì sao TQ lại chọn Tư Chính? Bắc Kinh đang có âm mưu mở tuyến đường biển mới vào vịnh Thailand thông qua kênh Kra, rút ngắn 2 ngày hải trình và để thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ ở eo biển Malacca. Mà vị trí Tư Chính là hàng rào chặn đường vào vịnh Thái Lan từ hướng Đông Bắc, kiểm soát luôn cả đường hàng hải đi xuống eo biển Malacca. Vì thế Tư Chính là mục tiêu trong kế hoạch này. Vì tầm quan trọng của bãi Tư Chính nên TQ dùng các lực lượng bán quân sự, thậm chí điều động thêm tàu nghiên cứu vào khu vực này và cho tập trận máy bay SU-35 trên Biển Đông để ép Việt Nam ra khỏi bãi Tư Chính.

Nếu để mất Bãi Tư Chính thì Việt Nam bị vây trọn trong tay TQ, vì mất đi những lợi thế địa chính trị vô cùng quan trọng. Biết được âm mưu thâm độc của TQ, VN đã có nhiều kế sách đối phó với ‘vùng xám’ một cách khéo léo. Nắm được yếu điểm “mền nắn rắn buông” của TQ, VN cân nhắc làm sao phải cân bằng các mối quan hệ chính trị lẫn kinh tế.

Nói về phương diện giấy tờ, nói thẳng đến thời điểm này Việt Nam chẳng thiếu thứ gì, TQ muốn thì VN chơi tới cùng chẳng sợ ai. Nhưng VN chẳng dại mà đi kiện tụng, hãy nhìn Philippines thì sẽ rõ. Và nếu cuộc chiến xảy ra ở mức độ ‘dưới ngưỡng chiến tranh’ mà chưa cần thiết phải nổ súng vào tàu Trung Quốc, Việt Nam cũng có lực lượng ngư dân tự vệ, đây là một sự chuẩn bị để đối phó với chiến thuật “vùng xám”.

Theo thông tin được tiết lộ, lực lượng ngư dân tự vệ được tăng cường trong năm 2009 khi Quốc hội Việt Nam thông qua một đạo luật cho phép ngư dân tự vệ hộ tống các tàu cá. Theo nguồn tin được tiết lộ, hiện có 13 đội “ngư quân” yểm trợ hơn 3.000 ngư dân đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Hơn 10.000 ngư dân và khoảng 2.000 tàu đánh cá ở tỉnh Khánh Hòa được cấp ống nhòm hồng ngoại. Ngoài ra, VN cũng đã ban hành một nghị định trợ giúp các ngư dân đóng tàu thép có “công suất lớn hiện đại” mở rộng phạm vi hoạt động.

Nếu những ai quan sát kỹ các chính sách của Việt Nam trong bảo vệ khu vực bãi Tư Chính vừa qua có thể thấy rõ yếu tố này: một mặt, chúng ta triển khai số lượng lớn các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển, gây áp lực với TQ ngay tại bãi Tư Chính, mặt khác sử dụng con đường ngoại giao, đấu tranh kiên quyết với Trung Quốc (lên tiếng phản đối ngoại giao, trao công hàm ngoại giao, tiếp xúc trực tiếp với đại diện TQ), đồng thời, lại tranh thủ các diễn đàn quốc tế như hội nghị Asean vừa qua hay tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ, Nga, Nhật Bản, phản đối mạnh mẽ với TQ. Thậm chí VN còn ký hiệp định quân sự với Châu âu, đồng nghĩa VN có thêm đồng minh ở trên biển Đông. Trước áp lực quá lớn mà VN tạo ra, ngày 7/8, TQ đã phải rút các tàu của mình ra khỏi bãi Tư Chính.

So với Philippines, chính sách của Việt Nam đi vào thực chất, không hề mang tính “biểu diễn, võ mồm”; vừa không đẩy vụ việc thành xung đột quân sự, vừa tạo áp lực lớn buộc TQ phải rút lui. Cách xử trí khôn ngoan của VN, đến nổi Giáo sư Mourdoukoutas người Mỹ phải thốt lên rằng: “Việt Nam có một chiến lược thông minh để ngăn Trung Quốc” âm mưu “độc chiếm” Biển Đông. Thật sự mà nói, Việt Nam đã để lại một bài học cho nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines trong giải quyết tranh chấp trên biển với Trung Quốc.

(Nguồn: Bão xa)