Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh: Để mất lãnh thổ là t ự s át

Sau thời gian dài được chăm sóc tại Bệnh viện 108, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20h10 tối ngày 22/4 tại nhà công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu, Hà Nội, hưởng thọ 99 tuổi.

Đại tướng Lê Đức Anh là một trong những vị tướng tài ba của nền quân sự Việt Nam, ông từng tham gia chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Và đặc biệt, ông nổi tiếng với lời thề Trường Sa “Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa…”.

Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh từ năm 1945 – 1989, có mặt ở những điểm nóng nhất và trở về trong chiến thắng

Một tháng sau khi diễn ra Hải ch iến Trường Sa, ngay sau khi Trung Quốc đ ánh 2 điểm ở Trường Sa, sự kiện 14/3/1988 Đảo Gạc Ma bị Trung Quốc ch iếm giữ, 64 chiến sĩ hải quân đã anh dũng hy s inh. Dưới cương vị Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh đã ra Trường Sa để động viên ch iến sỹ giữ cho bằng được Trường Sa. Ông đã chỉ đạo đóng quân ở tất cả các điểm nào có thể đóng quân, kể cả đảo nổi, đảo chìm.

Đại tướng Lê Đức Anh phát biểu tại đảo Trường Sa lớn năm 1988

Đại tướng Lê Đức Anh cũng là một trong Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên đã trực tiếp ra thị sát và thăm cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa. Tại đây ông đã có bài phát biểu nhân dịp ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, với lời thề giữ biển đầy cảm động.

“Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau “Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.

Tại đây, Đại tướng Lê Đức Anh, ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng ủy quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.

Năm 2014, trả lời phỏng vấn trên báo điện tử Soha, các phóng viên đã đặt ra câu hỏi lý do gì đã thôi thúc Đại tướng ra thăm Trường Sa trong bối cảnh lịch sử hết sức đặc biệt như vậy. Đại tướng bồi hồi nhớ lại sự kiện 14/3/1988, Đại tướng Lê Đức Anh nói: “Biển Đông là một trong những hướng bành tr ướng nằm trong một kế hoạch chiến lược lấn tới của Trung Quốc.

Khi đế quốc Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, vì không thực hiện được mục tiêu chủ nghĩa thực dân mới, họ đã bắt tay với các nước lớn nhằm ngăn chặn sự lớn mạnh của cách mạng Việt Nam, chia năm xẻ bảy Việt Nam không để cho làn s óng cách mạng Vô Sản lan xuống Đông Nam Á. Vậy là tư tưởng bành trướng của các nhà lãnh đạo Trung quốc lúc đó đã đón bắt được thời cơ tốt, muốn bành trướng tất cả các hướng, nhưng trên đất liền và hướng Đông Bắc trên biển lúc đó chưa thể được, họ xác định chỉ còn hướng Nam (Biển Đông) nơi có các nước nhỏ – yếu. Nhân tư tưởng b ành trướng của Tưởng Giới Thạch tự nghĩ ra năm 1947 là cái sơ đồ ảo tưởng 11 đoạn hình lưỡi bò không tọa độ, họ dấn tới luôn. Vậy là quần đảo Hoàng Sa rồi Trường Sa của Tổ Quốc ta lần lượt là mục tiêu đ ánh ch iếm của họ.”

Về quần đảo Hoàng Sa hiện nay, Đại tướng Lê Đức Anh cũng khẳng định, Việt Nam phải luôn kiên quyết đòi bằng được, nhưng không phải dùng quân sự, mà dùng chính trị và ngoại giao.

“Trung Quốc không nuốt nổi đâu vì Hoàng Sa là của Việt Nam, do Việt Nam phát hiện và quản lý từ xưa đến khi Trung Quốc dùng vũ l ực đ ánh ch iếm năm 1956 và 1974. Ngay cả bây giờ ngư dân của ta vẫn đánh bắt cá ở Hoàng Sa. Dù Trung Quốc đóng trên đảo nhưng ta phải kiên quyết đòi bằng được, đ ấu tranh trên mọi lĩnh vực, kể cả khi sang làm việc cũng đòi, khi gặp trong hội nghị quốc tế cũng vẫn phải đòi. Một tấc đất của tổ tiên thì dù phải mất hàng chục, hàng trăm năm vẫn phải đòi.

Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (áo sậm) trong chuyến thị sát tại đảo Trường Sa tháng 5-1988.

Anh nào để mất lãnh thổ là anh đó tự sát về chính trị, cấp nào để mất lãnh thổ về Trung Quốc là tự s át về chính trị, không xứng đáng là công dân Việt Nam. Không có nước nào, không cấp nào có quyền để cho chủ quyền lãnh thổ đất nước rơi vào tay kẻ khác. Lãnh đạo càng phải biết đâu là chủ quyền của ta. Mọi công dân Việt Nam đều phải bảo vệ chủ quyền. Lãnh đạo càng phải biết, càng phải đòi, đòi trong tình hữu nghị, hòa bình, hợp tác”, Đại tướng Lê Đức Anh nhấn mạnh.

Ngày hôm nay, khi đất nước đã bình yên, ch iến tranh đã chấm dứt, nhưng không phải vì thế mà Quân đội nhân dân Việt Nam lơ là, mất cảnh giác. Đặc biệt, là ở vùng biển đảo, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nơi một số hòn đảo của Việt Nam vẫn đang bị Trung Quốc ch iếm đóng.

Ở vùng chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, nơi quần đảo Trường Sa, nơi những cây bàng quả vuông, một loài cây luôn sừng sững, hiên ngang trước phong ba bão táp, như những người lính ngày đêm vẫn vững tay súng canh giữ vùng chủ quyền của Tổ Quốc. Với những người lính Trường Sa, “đảo là nhà, biển là quê hương” và vì biển, hải đảo họ sẵn sàng hiến thân mình để khẳng định tình yêu Tổ quốc.

Những người lính vẫn canh giữ những cột mốc ở đảo Đảo An Bang, Đảo Nam Yết, Đảo Sinh Tồn, Đảo Sơn Ca, Đảo Trường Sa Lớn, Đảo Song Tử Tây, Đá Cô Lin, Đá Len Đao… Họ luôn mang trong mình 10 lời thề danh dự của người lính, người bộ đội Cụ Hồ.

Quyết tâm giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

Mười lời thề thiêng liêng thể hiện phẩm giá của quân nhân trong Quân đội Nhân dân Việt Nam trước Tổ Quốc; thể hiện bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây chính là sự khẳng định Quân đội do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo – vị thế đầy vinh dự và trách nhiệm, là “kim chỉ nam” để đạt được những mục tiêu cách mạng, giữ vững độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.

Lời thề với sự trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, với Nhân dân, những người lính sẵn sàng ch iến đấu đến giọt m áu cuối cùng vì sự nghiệp cách mạng, t iêu d iệt quân x âm lược, hết lòng phục vụ nhân dân. Những lời thề đó, được xây dựng trên tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản và tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. Cùng với ý chí cách mạng của người lính, kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản; gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng và vào sống ra ch ết cũng không nản chí.

Ngày hôm nay, trên từng viên gạch đều có biểu tượng khẳng định chủ quyền của Việt Nam, đó là in hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi những viên gạch này được xây dựng nên những tòa nhà, những công trình thì đây là một lời khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng xác thực về chủ quyền hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là người Việt Nam, trong chúng ta ai cũng có trách nhiệm với Tổ quốc, với chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, chúng ta không nhân nhượng và kiên quyết giữ đến cùng những gì thuộc về “tài sản chân lý” của người Việt Nam.

Non sông Việt Nam là một dải thống nhất, vùng đất liền, vùng biển, vùng trời Việt Nam là một khối không thể tách rời. Bảo vệ chủ quyền biển đảo và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là một hành trình dài của cả dân tộc. Và khi những công trình được dựng lên giữa biển trời bao la, là lời khẳng định bản lĩnh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong cuộc hành trình bảo vệ chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa, phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu.

Hồng Đinh (Theo ButDanh.net)