Chân dung Lê Viết Hòa – thẩm phán xét xử 2 vụ mà cả 2 bị cáo đều dùng cái chết để phản đối bản án
Lê Viết Hòa – người xét xử 2 vụ án và cả 2 bị cáo tại 2 phiên xét xử này đều dùng cái chết để phản đối bản án do ông Hòa ban ra.
Một sự trùng hợp đến kỳ lạ, thẩm phán Lê Viết Hòa, Phó chánh án TAND tỉnh Bình Phước tham gia xét xử phúc thẩm 2 vụ án đều có người tự sát để phản đối bản án, thì đó là thẩm phán hay đao phủ? Theo các bạn, thẩm phán đó nên xử lý như thế nào?
Thẩm phán đó là ông Lê Viết Hòa (Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Phước).
Như đã thông tin, vào chiều ngày 29.5, ông Lương Hữu Phước (55 tuổi, ngụ P.Tân Xuân, TP.Đồng Xoài, Bình Phước) đến trụ sở TAND tỉnh Bình Phước uống thuốc trừ sâu rồi nhảy từ lầu 2 xuống đất để tự tử. Trước đó, sáng cùng ngày, tòa phúc thẩm TAND tỉnh Bình Phước đã bác đơn kháng cáo kêu oan của ông Phước, tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Được biết, HĐXX gồm: thẩm phán Lê Hồng Hạnh (chủ tọa); thẩm phán Lê Viết Hòa và thẩm phán Phạm Tiến Hiệp (Trưởng phòng Giám đốc kiểm tra TAND tỉnh Bình Phước).
Một điều trùng hợp là, thẩm phán Lê Viết Hòa cũng từng tham gia xét xử phúc thẩm một vụ án dân sự tranh chấp đất đai, sau đó bị đơn đã dùng dao tự sát.
Thẩm phán Lê Viết Hòa, trần tình lại vụ án xét xử tranh chấp dẫn đến cái chết của ông Võ Chánh
Theo đó, trong quá trình thi hành án, bà Đào Thị Xuân (vợ ông Chánh – người dùng dao tự sát) tuyên bố sẽ tự sát như chồng mình vì không còn chỗ ở nào khác. Bên cạnh đó nhân dân tại địa phương cũng phản ứng cho rằng bản án sơ thẩm và phúc thẩm không khách quan, không đúng với thực tế sử dụng đất của nguyên đơn lẫn bị đơn.
Trước bức xúc này, ngày 6.9.2017 UBND TX.Đồng Xoài đã thành lập đoàn thanh tra xác minh nguồn gốc sử dụng đất của gia đình ông Võ Chánh và trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ liên quan. Sau đó, đoàn thanh tra kết luận, diện tích đất mà tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm tuyên buộc vợ chồng ông Võ Chánh trả cho vợ chồng ông Lê Quang Dinh thuộc quyền quản lý, sử dụng của ông Chánh mua của ông Bùi Lũy từ năm 1999. Kết luận thanh tra khẳng định đất của người tự sát và yêu cầu hủy 2 bản án sai trái này.
Khi mà người dân còn uống thuốc độc tự sát ngay trong phòng xử án Ninh Thuận; hay lấy dao rọc bụng ở tòa Cần Thơ; hay rút dao kết liễu đời mình sau phiên tòa Bình Phước; và hôm nay là một người nhảy lầu ở tòa Bình Phước, thì đừng tạc tượng cố chánh án hay thần công lý để làm gì.
Sân tòa, là nơi cuối cùng để người dân tìm công lý – khi mà những biện pháp khác không giải quyết được các mâu thuẫn xã hội.
Tiếc thay, sân tòa giờ lại là nơi người dân tự sát để thức tỉnh một nền tư pháp còn nhiều bất công.
Có lẽ, chánh án Nguyễn Hòa Bình nên xem lại nền tư pháp dưới sự điều hành của ông.
Có lẽ, đã đến lúc nền tư pháp thật sự cần thức tỉnh!
Tổng hợp