Bức tranh “Đạo pháp và dân tộc” – mối liên hệ mật thiết của dân tộc Việt Nam

Trong những ngày này, tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) đang diễn ra Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc – Vesak 2019 của Phật giáo. Một loại hình tôn giáo đã đi cùng với sự phát triển tồn vong, phát triển chung của dân tộc Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Nhưng phía dư luận đang bình phẩm trái chiều về bức tranh “Đạo pháp và dân tộc” được ông Hà Huy Thanh trao tặng cho Học viện Phật Giáo Việt Nam ngày 10/5/2019, tại Sóc Sơn.

Trên mạng xã hội nhiều người đã cho rằng màu sắc và cách sắp xếp, bố cục bức tranh không hợp lý với một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là Chủ tịch Hồ Chí Minh và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân. Lợi dụng vấn đề này, tổ chức phản động Việt Tân đã có bài viết “lộng ác thành thiện” với ngôn ngữ mang tính xuyên tạc, vu khống lãnh tụ, chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ra mắt bức tranh ‘Đạo pháp và dân tộc’ mừng Lễ Phật đản 2019

Trả lời những câu hỏi về những thắc mắc, Thượng toạ Thích Thanh Quyết chia sẻ trên VietNamNet về ý nghĩa của bức tranh: Ông nói: “Năm nay ngày sinh của Đức Phật và Chủ tịch Hồ Chí Minh lại trùng nhau, ngày 19/5. Hiếm có ngày nào như vậy, chính vì thế khi nhận được ý tưởng của Hà Huy Thanh tôi rất ủng hộ. Còn việc nhiều người nói màu sắc nham nhở tôi nghĩ chưa đúng, bản chất bức tranh là đẹp. Vì là tranh sơn mài, càng mài càng bóng, mọi người chỉ nhìn bức tranh qua ảnh chụp nên việc màu sắc không như thực tế là điều không tránh khỏi. Thêm vào đó, các hoạ sĩ vẫn đang hoàn thiện, chưa xong nên chưa thể chê xấu đẹp”.

Bức tranh có chiều cao 2m, chiều ngang 4,2m, tổng diện tích 8,4m2, được thực hiện trên chất liệu sơn mài với nguyên liệu sơn ta của Việt Nam và vàng thật 100%, bức tranh đã được 6 hoạ sĩ miệt mài thực hiện ngày đêm suốt một tháng qua. Thượng tọa Thích Thanh Quyết cũng chính là người đã đặt những nét vẽ đầu tiên để “khai bút” cho quá trình thực hiện tranh.

Sau khi triển lãm tại Học viện Phật giáo Việt Nam, bức tranh sẽ cùng 19 bức tranh về Bác Hồ của nền hội họa Đông Dương – kháng chiến lần đầu sẽ được triển lãm tại Nhà hát lớn Hà Nội vào ngày 18/5 tới đây.

Đây là bức tranh có ý nghĩa đặc biệt, khi đức Phật tổ Thích Ca và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những vị cứu tinh của nhân loại. Càng có ý nghĩa với tinh thần của Phật giáo Việt Nam xưa nay vẫn đi cùng với giá trị và sự phát triển của dân tộc. “Đạo pháp và dân tộc” có nghĩa Đức Phật biểu trưng cho Đạo pháp và Chủ tịch Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh thần dân tộc.

Để hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của bức tranh, thì cần phải tìm hiểu về sự tồn tại và phát triển của Phật giáo với dân tộc trong suốt gần 20 thế kỷ qua. Phật giáo luôn luôn tiềm ẩn sức sống mãnh liệt trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam. Trong Phật giáo luôn luôn tồn tại những tư tưởng đóng góp, làm lợi lạc cho dân tộc, cho đất nước.

Quả đúng là vậy, khi mà từ thời kỳ đầu của thửa sơ khai lập quốc, trong các cuộc đấu tranh chống ngàn năm Bắc thuộc đã có những đóng góp hữu hiệu của Phật giáo. Trong sách sử xưa có ghi những giá trị của Phật giáo như sau:

“Trong buổi đầu thời kỳ độc lập, Phật giáo là một tôn giáo chiếm ưu thế trong xã hội. Trong nước, nhiều chùa tháp được xây dựng. Riêng ở Hoa Lư, năm 973, Nam Việt Vương Đinh Liễn, con trai trưởng của Đinh Tiên Hoàng cho dựng một trăm cột đá khắc kinh Phật (gọi là kinh tràng). Các nhà sư là tầng lớp có học thức, có uy tín và ảnh hưởng trong xã hội”.

Đến thời Lý trong suốt 200 năm tồn tại, từ Lý Thái Tổ đến Lý Nhân Tông đều được biết đến là những vị vua đức độ, thương dân, chăm lo đời sống cho nhân dân ấm no, hạnh phúc. Vào thời điểm đó, Phật giáo góp phần to lớn vào giá trị tư tưởng của vua quan, để họ trở thành những con người liêm khiết, một lòng vì dân đem lại sự thanh bình, an lạc cho đất nước.

Nhờ có Phật giáo mà nền văn hóa dân tộc, hoạt động văn học, mỹ thuật, kiến trúc, hội họa được phát triển, hàng loạt hình phạt độc ác như ném kẻ phạm tội vào chuồng cọp, vạc dầu đun sôi,… của thời Đinh, Lê bị hủy bỏ.

Trong lịch sủ, các thiền sư Việt Nam luôn luôn dấn thân vào đời, không vì danh lợi, quyền thế mà làm vẩn đục tâm hồn thanh thoát. Đức hạnh của các vị sư, đã tạo thành những dòng thiền đặc sắc, tiêu biểu và hòa quyền giữa Phật giáo với tinh thần dân tộc, lòng yêu nước. Dù ở cương vị nào, thì Phật giáo cũng góp phần trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc.

Chính vì thế, mà Phật giáo luôn luôn tồn tại và phát triển ở Việt Nam trong suốt 2000 năm qua. Phật giáo làm cho đạo Phật sống động trường cửu giữa lòng dân tộc, dù đứng giữa thời cuộc thịnh suy của đất nước.

Nói về mặt cách mạng, Đạo Phật và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có chung tư tưởng khích lệ mạnh mẽ tinh thần tự chủ của con người, do đó sâu xa hơn là Đạo Phật cũng tham gia vào vấn đề tự chủ của đất nước. Đạo Phật tạo ra những tín đồ phụng sự cho đại nghĩa của dân tộc. Dân tộc Việt Nam bảo vệ đạo Phật trước sự xâm hại văn hóa, hỗ trợ Phật giáo phát triển tư tưởng và truyền bá văn hóa thời bình.

Bản chất của đạo Phật là bản chất của một đạo cách mạng toàn triệt về con người, còn trong tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh thì cách mạng là công cuộc giải phóng dân tộc và đòi quyền tự do, độc lập, tự chủ cho cả một dân tộc.

Chữ “cách mạng” ở đạo Phật cũng như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều là một danh từ chính xác, không mang một mưu đồ xảo trá nào. Vì thế, giữa đạo Phật và lòng yêu nước hay nói đúng theo tên của bức tranh trên “Đạo pháp và dân tộc”, thì đều có chung những tư tưởng tương đồng, đều vì hướng tới giá trị chung của con người.

Sư thầy, liệt sỹ Thích Đàm Hiền từng tu tại chùa Khánh Tân (Hà Nội) đã cởi áo cà sa đánh giặc Pháp.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong mối liên hệ phụng sự “Đạo pháp và dân tộc”, Phật giáo góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thì từ suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp tới nay, Nhà nước ta đã quyết định tặng thưởng Huân chương Độc lập các hạng Nhất, Nhì, Ba cho 14 cá nhân; Huân chương Lao động Ba cho 2 cá nhân là các chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam…

Thực tế cũng đã chứng minh, vào cuối năm 1946, giặc Pháp ồ ạt, tấn công chiếm đóng các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” hiệu triệu toàn dân tộc đứng lên chống giặc ngoại xâm cứu nước.

Lúc này, để đi theo tiếng gọi của quê hương, đất nước, vì nền độc lập, hòa bình, tự chủ, Trụ trì của chùa Cổ Lễ (Ninh Trực, Nam Định) là hòa thượng Thích Thế Long, đã cho gọi Đại đức Thích Pháp Lữ và Đại đức Thích Trí Không lên thư phòng, hỏi: “Chúng ta là người xuất gia, phụng đạo nhưng đều mang dòng máu Tiên – Rồng. Quốc gia lâm nguy, Phật pháp bất ly thế gian pháp, các con có sáng kiến gì không?”.

Ngày 27/2/1947, chùa đã làm lễ phát nguyện “cởi áo cà sa khoác chiến bào” cho 27 nhà sư tham gia kháng chiến chống Pháp. Sư nữ Đàm Thanh trước khi lên đường cũng xúc động đã họa lại bài thơ trên: “Gậy thiền quét sạch loài xâm lược/Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào”. Trong ngày hôm đó, chín h Trụ trì Thích Thế Long cũng đã cho người đem giấu quả chuông 9 tấn xuống ao sen rồi đóng cửa chùa đi kháng chiến.

Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa tiếp tục làm lễ cho 8 nhà sư khác. Trong số 35 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào” có 12 người đã anh dũng hi sinh trong chiến đấu và được nhà nước công nhận liệt sỹ. Trong số các nhà sư trở lại sau thời bình nhiều người tiếp tục về chùa khoác áo tu hành đi theo con đường Phật pháp, nhưng vẫn khắc ghi lòng yêu nước, truyền thống quý báu của dân tộc.

“Đạo pháp và dân tộc” là phải biết đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, quốc gia đang chìm đắm trong vòng nô lệ, người dân “một cổ ba tròng”. Đúng như tư tưởng và lời dạu của Đức Phật “Dục chủng bồ đề thụ/ Nghi trì cảnh ác đao”( Muốn vun trồng cây bồ đề cho tươi tốt, thì phải vung đao phạt hết loài cỏ dại). Những đóng góp của Phật giáo cho dân tộc là vô cùng ý nghĩa và lớn lao, với những giá trị tốt đẹp đó mà Phật giáo luôn luôn đồng hành cùng với sự phát triển của dân tộc trong suốt gần 20 thế kỷ qua.

(Theo Butdanh.net)