Bộ Tài nguyên và Môi trường mở toang cửa cho TQ khai thác đất hiếm, nhằm trả đũa Mỹ?

Được biết TQ nhiều lần bày tỏ ý định muốn khai thác đất hiếm ở Việt Nam, nhưng chưa được cũng vì tầm quan trọng của tài nguyên này ở hiện tại và tương lai. Thế nhưng mới đây, thông tin Bộ TN-MT cho phép công ty Cổ phần Khánh An thuê chuyên gia T.Q thăm dò đất hiếm mà không phải xin phép, khiến dư luận hoang mang và đặt ra những nghi ngại. Vì sao lại cho người T.Q sang Việt Nam tự do khai thác đất hiếm một cách công khai như thế? Trách nhiệm của Bộ TN-MT trong vụ này như thế nào?

Trên thế giới chỉ có một số nước có nhiều đất hiếm, và Việt Nam có trữ lượng lớn xếp thứ hai thế giới sau TQ với 22 triệu tấn. Đất hiếm được gọi là “vitamin của nền công nghiệp hiện đại” bởi đây là thành phần không thể thiếu trong sản xuất các loại thiết bị và linh kiện trong công nghệ thông tin, y khoa, giao thông, hóa lọc dầu, luyện kim, quân sự và nhiều lĩnh vực khác. Chính vì thế TQ nhiều lần đề nghị Việt Nam hợp tác thăm dò.

Hiện VN chưa đồng ý với đề nghị này của TQ. Nhưng mới đây Công ty CP Khánh An được đã Bộ TN-MT cấp phép thăm dò đất hiếm ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 48 tháng. Điều đáng nói là công ty này thuê thời vụ 19 lao động là chuyên gia T.Q thăm dò đất hiếm. Họ làm luân phiên nhau, làm ở VN 1 tháng sau đó về nước khoảng 1 tháng lại quay trở lại Việt Nam làm việc như thường. Mỗi lần quay trở lại họ đều khai báo, làm thủ tục liên quan đầy đủ nên không thể xử lý.

Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu không có điều gì mờ ám, sao An Khánh không dám thuê chuyên gia làm việc lâu dài, mà phải làm thời vụ như thế? Mục đích của các chuyên gia TQ đi đi về về như thế là có ý gì? Phải chăng về thông báo tình hình đất hiếm cho chính quyền Bắc Kinh? Để nước này có chiến lược chiếm đoạt? Rồi vị trí tỉnh Lào Cai sát vách T.Q, nhiều vùng chỉ cách con sông liệu nguy cơ thất thoát tài nguyên có xảy ra?

Vấn đề này không thể không nghi ngờ bởi hiện TQ rất cần thứ đất quý hiếm này. Tuy T.Q được đánh giá là quốc gia có trữ lượng đất hiếm nhiều nhất trên thế giới, nhưng hiện nay cũng bị khan hiếm. Giờ T.Q cũng phải đi khắp nơi trên thế giới để tìm mua đất hiếm. Đất hiếm không chỉ giúp TQ duy trì nền kinh tế nước này sau khi Mỹ cấm vận công ty viễn thông Huawei. Mà TQ còn sử dụng thứ vũ khí mới này để trả đũa Mỹ sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh thương mại.

Gần đây cơ quan chịu trách nhiệm chính sách kinh tế của T.Q vừa bắn tiếng, dùng đất hiếm làm vũ khí để đối phó Mỹ trong cuộc chiến thương mại song phương. Đất hiếm có vai trò gì trong cuộc chiến tranh thương mại mà TQ muốn có cho bằng được?

TQ là quốc gia sản xuất hơn 95% linh kiện quan trọng bằng đất hiếm, và Mỹ đang phụ thuộc khi 80% lượng đất hiếm nước này nhập khẩu xuất phát từ T.Q. Nếu có được loại vũ khí này trong tay, TQ sẽ sử dụng việc xuất khẩu đất hiếm làm đòn đáp trả Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại. Liên quan đến vấn đề này nhiều ý kiến cho rằng, T.Q có thể sử dụng đất hiếm – một loại vũ khí có uy lực hơn cả bơm hạt nhân, để trả đũa ngành công nghệ và vũ khí Mỹ.

TQ là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới kế đến là Việt Nam. Chính vì thế TQ muốn có cho bằng được 22 triệu tấn đất hiếm của Việt Nam. Việt Nam đã công khai không đồng ý cùng TQ họp tác khai thác, thế nhưng nay thông qua công ty tư nhân được Bộ TN-MT cho phép, TQ đã có cơ hội khai thác trữ lượng đất hiếm ở VN. Nếu để TQ nắm trong lòng bàn nguồn tài nguyên này quý giá này thì VN sẽ ra sao? Nếu chuyện này thực sự xảy ra Bộ TN-MT có trách nhiệm gì trong vấn đề này?

Đất hiếm là thứ tài nguyên vô cùng quý giá trong nền kinh tế công nghệ hiện nay. Cho TQ vào thăm dò đất hiếm, chẳng khác nào Bộ TN-MT đang tiếp tay cho TQ chiếm đoạt tài nguyên Việt Nam? Liệu Bộ TN-MT có đang phạm tội tiết lộ bí mật quốc gia? Chúng ta bán đất để ăn và đang ăn hết phần của con cháu. Giờ còn sót lại tài nguyên đất hiếm này, nay bán cho TQ nốt thì đời sau lấy gì để ăn đây? Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra ngăn chặn tình trạng này, phải xử lý trách nhiệm của các lãnh đạo có liên quan.

(Nguồn: Tâm bão)