Ai đã đưa đất nước chui vào thòng lọng tín dụng đen của Trung Quốc?

Nếu bạn vay tiền của ngân hàng để xây một ngôi nhà, bạn có thể chọn một nhà thầu mà bạn thấy phù hợp. Không có ông ngân hàng nào bảo bạn phải giao cho nhà thầu này hay nhà thầu kia.

Nếu như bạn đại diện pha’p luật cho một c.ô.ng ty cổ phần, dĩ nhiên cũng không có ngân hàng nào bảo c.ô.ng ty bạn phải giao thầu theo ý họ, nhưng nhất thiết bạn phải tổ chức đấu thầu để chọn một nhà thầu làm tốt nhất và có giá rẻ nhất, nếu không thì cổ đông của c.ô.ng ty sẽ lôi bạn ra tòa án. Đến hạn, bạn hoặc c.ô.ng ty bạn sẽ trả tiền vay cho ngân hàng cộng với lãi, nếu không trả được thì ngân hàng sẽ si ế.t nợ. Khi bạn làm nhà, ông ngân hàng vào lèo nhèo bảo bạn phải giao c.ô.ng trình cho nhà thầu này hay nhà thầu kia hoặc mua vật tư chỗ này chỗ nọ, bạn sẽ cho người ra tiễn khách!

Đạo lý đơn giản đó toàn dân ai cũng hiểu, nhưng nhiều quan chức cấp cao cố tình không hiểu. Đại biểu Quốc Hội hình như người hiểu người không.

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là dự án của quốc gia, nó không phải là con đường trong vườn nhà của ông Bộ trưởng Giao thông hay của bất kỳ quan chức nào của Chính phủ. Theo đạo lý mà mọi người dân đều hiểu thì nó nhất định phải đấu thầu. Nhưng ông Bộ trưởng Giao thông nói trước Quốc Hội rằng dự án này vay tiền của Trung Quốc để làm, nó nằm trong hiệp định ký vốn vay : “Khi ký vốn vay, phía Trung Quốc chỉ định tổng thầu thực hiện dự án” (theo Thanh Niên 5-6-2019). Thực ra ông Bộ trưởng không nói thì ai cũng đã biết. Đường sắt Cát Linh – Hà Đông nay đội vốn tới 2 lần, lên gần 1 tỷ đô la Mỹ, do bên Trung Quôc dùng tiền của ta vay để tự tung tự tác, không biết đến bao giờ thì hoàn thành. Trách nhiệm của nhân dân Việt Nam là phải nộp thuế để trả nợ, bọn họ hô bao nhiêu trả bấy nhiêu, bất chấp c.ô.ng trình chất lượng như thế nào và giá cả bao nhiêu.

Tôi đã nhiều lần đề cập, thất thoát từ chỉ định thầu là rất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so với lãi suất vay thương mại. Lãi suất vay thương mại chỉ là con muỗi, còn chi phí đội lên do chỉ định thầu là con voi. Cho nên, vay vốn kèm theo việc chấp nhận sức ép chỉ định thầu thực chất là vay nặng lãi. Kẻ cho vay, nói là cho vay ưu đãi lãi suất thấp so với vay thương mại, nhưng đó chỉ là trò bịp bợm, thực chất là cung cấp tín dụng đen, dù là Trung Quốc hay bất kỳ nước nào. Mà cấp tín dụng đen theo kiểu này thì nhiều lắm, thông qua vay ODA, Trung Quốc là trắng trợn nhất. Việt Nam ta thực tế đã đưa phần lớn cái cổ vào thòng lọng tín dụng đen này rồi, người tiền nhiệm tròng vào cổ người đương nhiệm, người đương nhiệm nên biết dừng lại để tìm cách thoát ra, chớ có tròng tiếp vào cổ con cháu.

Tàu chưa chạy nhưng mỗi năm Hà Nội phải trả cả nợ gốc, lãi cho khoản vay bổ sung $250 triệu từ Trung Quốc là 650 tỉ đồng ($27.8 triệu)

Dù chúng ta đã có Luật Đấu thầu, nhưng chưa bao giờ Quốc Hội nghiêm túc coi đây là đạo luật bảo vệ tài sản quốc gia và là c.ô.ng cụ hữu hiệu để chống t.h.a.m.n.h.ũ.n.g. Bởi vậy cho nên mặc dù nhiều lần sửa đổi, nhưng Luật Đấu thầu vẫn còn rất nhiều ngoại lệ cho chỉ định thầu để hằng hà sa số các c.ô.ng trình sử dụng ngân sách chui vào các kẻ hở của luật để chỉ định thầu hoặc đấu thầu một cách hình thức. Tài sản nhà nước thất thoát qua kênh này không biết bao nhiêu mà kể.

Các nhóm lợi ích không những tìm mọi cách duy trì các kênh ngoại lệ trong Luật Đấu thầu để tận dụng mà còn tìm cách ngăn chặn Việt Nam tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO nhằm “câu kết quốc tế” để bòn rút tài sản nhà nước. Dưới sức ép của các nhóm lợi ích này, khi ký 2 Hiệp định tự do thương mại q.ua.n t.rọ.n.g nhất là Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và gia nhập WTO, Việt Nam đều từ chối tham gia Hiệp định mua sắm chinh phủ. Bởi vì khi tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ WTO thì nhất thiết phải áp đụng đấu thầu quốc tế, chỉ trừ một vài ngoại lệ được quy định hết sức minh bạch và nghiêm ngặt. Tham gia Hiệp định này, chỉ có người dân là có lợi, còn các quan chức nhà nước thì còn rất ít đường t.h.a.m.n.h.ũ.n.g. (Cho đên gần đây, Việt Nam buộc phải tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ WTO được lồng trong CPTPP, nhưng phạm vi rất hẹp).

Bạn hãy hình dung : Trong khi ông quan chức đi ký hiệp định vay vốn Trung Quốc để làm đường sắt Cát Linh – Hà Đông, ở nhà con ông ấy vay của hàng xóm 2 tỷ đồng để xây một cái nhà và chấp nhận cho anh hàng xóm đưa nhà thầu đến, vật tư thiết bị do anh hàng xóm cung cấp theo giá của anh ta, cái nhà dự kiến 2 tỷ nhưng anh hàng xóm nói tăng lên 4 tỷ phải vay thêm 2 tỷ nữa, tình hình gì sẽ diễn ra ? Tình hình diễn ra là ông bố hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, còn ông con thì bị ông bố quy là pha’ gia chi tử, đúng không ?

Và xin thưa với các đại biểu Quốc Hội, tại diễn đàn Quốc hội, nghe ông Bộ trưởng Giao thông nói phải ký hiệp định vay theo chỉ định thầu của Trung Quốc, đa số các vị ai cũng im im gật gật, chẳng thấy bức xúc gì, nhưng nếu như về nhà pha’t hiện ông con pha’ gia chi tử như nói ở trên, các vị có táng cho nó một trận không ?

FB HOÀNG HẢI VÂN