Xây dựng tượng đài, khu bảo tồn lịch sử: “Lá bùa hộ mạng” để lấy tiền ngân sách!
Bãi cọc mà biết nói năng? Thánh Hưng Đạo Đại Vương liệu có vui?
Hải Phòng đã quyết định đầu tư gần nửa nghìn tỷ đồng (420 tỷ) cho dự án “Khu bảo tồn di tích bãi cọc Cao Qùy”.
Dự án có diện tích khoảng 30.700m2 với nhiều hạng mục kiến trúc, trong đó có khu trưng bày và giới thiệu hiện vật khai quật tại chỗ, khu chuyên đề về diễn giải lịch sử. Thành phố cũng xây dựng tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Qùy có chiều dài gần 3,5km, nối quốc lộ 10 với khu bãi cọc. Tổng kinh phí đầu tư cả hai hạng mục này là trên 427 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố, dự kiến hoàn thành sau 135 ngày.
Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có diện tích khoảng 30.680m², bao gồm các hạng mục cổng chính rộng 20m xây trụ và mái cổng kiểu kiến trúc cổ lợp ngói mũi hài, cánh cổng là gang đúc chi tiết hoa văn; hệ thống tường bao tổng chiều dài 724m xây gạch, mái mũ tường ngói giả cổ; nhà đón tiếp, trưng bày và giới thiệu hiện vật có diện tích 360m², một tầng theo kiến trúc giả cổ; khu bảo tồn bãi cọc xây dựng mái nhà che khung cột giả cổ diện tích 2.000m².
Toàn bộ mặt bằng bãi cọc phát lộ được bảo tồn theo hướng lấp đất, xây dựng hình tượng cọc 3D lộ thiên cho khách tham quan. Ngoài ra còn có hệ thống sân vườn, thảm cỏ xây dựng diện tích 20.000m² cùng các tiện ích khác như: nhà vệ sinh, nhà bảo vệ…
Tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ có chiều dài 3,488km, nối quốc lộ 10 với khu vực bãi cọc thuộc các xã: Lưu Kỳ, Liên Khê; chiều rộng từ 18-22m, trong đó mặt đường rộng 12m, vỉa hè đoạn rẽ vào bãi cọc hè rộng 5m. Cùng với đó, còn có bãi đỗ xe rộng 1ha. Dọc tuyến đường bố trí hệ thống điện chiếu sáng, trồng cây xanh bóng mát là lim xanh, long não, xà cừ.
Vậy là, chỉ vài tháng sau khi phát hiện ra bãi cọc này, Hải Phòng đã “tu bổ” đi tích bằng số tiền rất lớn. Dường như, cứ phải đầu tư lớn mới tương xứng với tầm vóc đi tích?
Tuy nhiên, có mấy điều lợn cợn như sau:
1. Có thực sự cần thiết phải đầu tư ngần ấy tiền? Tiền có làm sống lại di tích?
Chắc ko cần nói nhiều về sự hùng tráng của bãi cọc Bạch Đằng lưu danh trong sử sách. Vật đổi sao dời, lại nằm ở khu vực địa chất biến đổi dữ dội mấy trăm năm qua, bãi cọc đó được Mường tượng là trang sử hồng. Khát vọng phục dựng hay tái hiện thực ra là duy sự chí.
Có lẽ điều đó đã khiến chúng ta khi thấy phát lộ dấu vết di tích đã “quá sướng” & xuất hiện phải rót tiền rót của để bảo tồn, tôn tạo cho “thật xứng tầm”. Quảng Ninh có, Hải Phòng cũng phải có?
Nhưng đồ rằng, 420 tỷ, 4200 tỷ, thậm chí 42.000 tỷ cũng không thể phục dựng nổi bãi cọc đó!
Tiền không phải là tất cả! Để thế hệ này & mai sau có thể hình dung được bãi cọc, hiểu được quy mô, giá trị của di tích cần nhiều hơn 420 tỷ và cần nhiều việc làm cụ thể hơn một Dự án 420 tỷ.
Có ai dám chắc, chỉ sau một thời gian ngắn, Dự án không trở nên khô cứng với gạch ngói, bê tông, tượng đá, tượng đồng và một số cây cọc nằm giữa trời đất?
Hãy nhìn ảnh dấu vết bãi cọc và sự hùng tráng về trận Bạch Đằng trong bức tranh…
2. Cơ sở nào để Hải Phòng quyết tổng mức đầu tư 420 tỷ? Dự án có được đấy thầu tư vấn thiết kế & thi công? Hội đồng thẩm định của dự án là những ai & dựa trên cơ sở tiêu chí nào để quyết mức đầu tư 420 tỷ?
3. Đến bây giờ, đã có đủ cơ sở khoa học & lịch sử khẳng định bãi cọc Cao Quỳ là bãi cọc Bạch Đằng năm 1288?
4. Giả sử sau này Quảng Ninh, Hải Phòng lại phát lộ ra vài bãi cọc lớn hơn Cao Quỳ thì lại xuất hiện dự án 1000 tỷ, 2000 tỷ, 3000 tỷ?
Còn nhớ, trước khi mất, Đức Thánh Trần có dặn dò vua Trần hãy khoan sức dân để xây dựng đất nước vì chiến tranh giặc dã liên miên.
Lịch sử là bài học quý giá với đất nước, bãi cọc Bạch Đằng là tài sản vô giá trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Nhiều trăm năm nay, lớp lớp thế hệ tự hào mỗi khi nhắc đến sự kiện bãi cọc Bạch Đằng.
Ứng xử với lịch sử sao cho xứng đáng với tầm vóc lịch sử. 420 tỷ làm được nhiều việc để đất nước xứng đáng với cha ông chứ đâu phải vội vã xây lên một Khu đi tích?
Hãy nhìn ảnh dấu vết bãi cọc và sự hùng tráng về trận Bạch Đằng trong bức tranh…
Theo nhà báo Nguyễn Thành Vĩnh