Vụ án “Sờ mông, sờ đùi”: Muốn luật pháp nghiêm phải hiếu luật pháp

“Sờ mông, sờ đùi là bày tỏ yêu thương, đùa vui với học sinh” – câu nói trên trong nhiều giờ qua đã trở thành dòng trạng thái được chia sẻ, bình luận rất căng trên mạng xã hội. Thực hư thế nào, xuất phát từ đâu nhiều người không, chỉ biết rằng ngành Giáo dục lại một phen sóng gió…

Nhiều trang mạng xã hội lớn đăng tải về vụ việc thầy giáo sờ đùi, vỗ mông học sinh tại Bắc Giang

Ngày 6/3, Ủy ban nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức họp báo tại trụ sở về việc thầy giáo Dương Trọng Minh (38 tuổi) bị tố cáo uống rượu, “sờ soạng” nhiều nữ sinh lớp 5A trường Tiểu học Tiên Sơn vào buổi học phụ đạo chiều 1/3. Cơ quan Công an đưa ra kết luận sự việc cho thấy không có dấu vết nghi vấn, chưa đủ căn cứ chứng minh ông Minh có hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi. Quá trình làm việc với ông Minh và trình bày của học sinh cho thấy ông Minh chỉ véo tai, véo mũi, dí vai, sờ mông, sờ đùi một số em.

Có thể câu chuyện sẽ dừng lại nếu báo chí không đặt câu hỏi cho Phó chủ tịch huyện Việt Yên Nguyễn Đại Lượng rằng nếu hành vi của thầy Minh không phải là dâm ô thì là gì? Thêm nữa, ông Lượng cũng thêm chia sẻ rằng: “Chúng tôi cho rằng thầy đã có hành vi xâm phạm thân thể học sinh. Dù là bày tỏ tình cảm yêu thương hay đùa vui thì hành vi đó cũng không phù hợp với vai trò người giáo viên đứng lớp”.

Không biết nên gọi đây là một phen “lỡ lời” hay “tai nạn trả lời báo chí” của Phó chủ tịch huyện Việt Yên, chỉ biết nó đã gây ra thêm những làn sóng dư luận mới ngày một gay gắt hơn.

Nói thật, nếu bình tĩnh mổ xẻ câu nói của ông Nguyễn Đại Lượng, xét trong bối cảnh cuộc phỏng vấn thì câu trả lời kia hoàn toàn không có ý khẳng định việc sờ mông, sờ đùi học sinh là bày tỏ sự yêu thương như mạng xã hội đặt tiêu đề. Theo ý nguyên văn mà người viết hiểu, ông Lượng đang diễn đạt rằng, dù ai đó biện hộ việc sờ đùi, sờ mông học sinh là yêu thương hay đùa vui, thì việc biện hộ đó cũng không có ý nghĩa; một giáo viên đứng lớp hoàn toàn không nên có những hành xử như thực tế đã xảy ra.

Tiếc rằng, Phó chủ tịch Nguyễn Đại Lượng thì không thể định hình trước dư luận sẽ hiểu ý nghĩa câu nói của mình theo chiều hướng nào; dư luận mạng thì nhanh tay nhanh mắt chia sẻ mọi thứ đến chóng vánh;… Tất cả đều bất cẩn trên một thực tế đáng nguy hại hơn là xâ..m phhạm tìnnh duục học đường đã, đang và sẽ là một nỗi sợ…

Câu chuyện phải hiểu pháp luật

Đến giờ phút này, hẳn là nhiều người còn thắc mắc sao sờ đùi, sờ mông học sinh vẫn không thể kết luận là dâm ô. Xin được thẳng thắn nói rằng, những người thắc mắc như thế chưa từng học, cũng chưa tìm hiểu kỹ về Bộ luật hình sự và các quy định về tội phạm hình sự. Về vấn đề này, cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án hay các Luật sư, người nghiên cứu về Luật sẽ hiểu rõ nhất. Tuyệt nhiên, những người như thế hiện nay đang không khẳng định điều gì, chỉ có phần nào “cư dân mạng” là liên tục kết tội.

Thử hỏi, chúng ta liên tục yêu cầu pháp luật phải được thực thi, mà chính chúng ta không hiểu biết về pháp luật thì là lý lẽ gì?

Xin được nêu ra một thực trạng thế này, không hiếm đâu, tại nhiều gia đình hiện nay, bố mẹ, anh chị hay người thân, anh em khi đến chơi nhà có trẻ nhỏ cũng thường có những hành vi như nựng má, vỗ mông, hôn má trẻ,… Hẳn là ai cũng hiểu đây chính xác là những hành động đùa vui, yêu thương đấy chứ.

Chính thực tế xã hội như vậy nên khó lòng Luật Hình sự có thể quy định những hành vi đơn thuần như nựng má, vỗ mông, sờ đùi là dânm ô. Muốn xem xét có dânm ô hay không, còn phải xét đến nhiều yếu tố ngoại cảnh nữa…

Vì lẽ đó, câu chuyện ở Bắc Giang đến nay cũng chưa dừng lại, lực lượng Công an vẫn sẽ tiếp tục điều tra để cho ra kết quả đầy đủ, chính xác. Với những vi phạm về đạo đức nhà giáo, vi phạm hành chính của thầy Minh, Ủy ban nhân dân huyện Việt Yên sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Như vậy, mọi thứ vẫn đang được thực thi theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.

Thực tế, không cá nhân, tổ chức nào có thể kết tội bất kỳ một ai ngoại trừ Tòa án. Pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1, Điều 31 Hiến pháp năm 2013). Trường hợp thầy Dương Trọng Minh sờ đùi, vỗ mông,… nhiều học sinh ở Bắc Giang cũng vậy. Nếu chúng ta mong chờ pháp luật được thực hiện nghiêm mình, thì trước hết mỗi người cần tôn trọng pháp luật, hiểu biết pháp luật trước đã. Mạng xã hội, báo chí,… tất cả đều không phải là tòa án.

Ở khía cạnh khác, nếu thấy pháp luật hình sự quy định về xânm phhạm tìnnh duục trẻ em còn có nhiều điểm hạn chế, dễ dẫn tới bỏ lọt tội phạm thì sao? Lại một lần nữa, mỗi công dân phải hiểu biết pháp luật. Đã có ai từng học, từng đọc hay tham khảo pháp luật quốc tế về phòng chống xâm hại tìnnh duục trẻ em? Đã từng có ai chỉ ra những bất cập về hệ thống pháp luật hính sự Việt Nam hay chưa. Chắc hẳn, nếu hiểu biết, nếu biết tác động đến hệ thống pháp luật đúng các, dư luận xã hội sẽ đủ sức mạnh để có thể bảo vệ được trẻ em, trừng trị được những hành vi xânm phạm tìnnh duục không chỉ ở bất kỳ một trường học nào, mà là mọi nơi…

Thiên Minh