Vj.Air làm giàu bẩn, lừa bán vé giá rẻ rồi chiếm dụng vốn trái phép, chĩa lưỡi dao về phía khách hàng?

Khi các đại lí đồng loạt đưa ra lời khuyên khách không nên đặt mua vé máy bay của hãng Vietjet, thì chúng ta hiểu trò gian manh của Vietjet đã đến ngưỡng mà lương tâm các đại lí không thể không lên tiếng.

Sau khi Bộ GTVT có văn bản mới về ngành này liên quan đến dịch Covid-19 ngày 22/4. Thì Vietjet tung gói 3.500.000 vé máy bay giá rẻ chỉ từ 9.000 đồng. Kỳ thực, thuế phí xong phải giao động từ khoảng 500 ngàn đồng (tùy chuyến). Nếu chỉ dừng lại ở đây, thì chả có gì để nói.

Cho đến khi Vietjet gửi thông báo hủy chuyến bay vào sát ngày bay, thậm chí là giờ bay, thì lúc đó hành khách mới biết mình bị đưa vào tròng. Họ nhận ra rằng, Vietjet nói hủy chuyến bay, nhưng lại có chuyến bay tương tự. Nếu muốn bay thì phải đổi vé cộng thêm phí chênh lệch, thường rơi vào quãng hơn 1 triệu đồng trở lên. Như vậy, giá vé lúc này đã là tầm 1.5 triệu đồng mỗi vé, hết giá rẻ. Đã thế, lại ôm thêm cục tức.

Nếu hành khách không chọn giải pháp trên thì sao? Thì vé sẽ được hoàn bảo lưu 360 ngày mà không được hoàn tiền như các hãng khác. Khách hàng phải gọi tổng đài của Vietjet về vấn đề này, và thường sẽ có 1 trong 2 trường hợp xảy ra:

1. Gọi hoài Vietjet không nghe máy. Chán, bỏ cuộc chơi. Đồng nghĩa mất cụ mấy trăm ngàn!

2. Nếu may mắn được nhân viên tư vấn cầm máy, mẫu số chung của các lời khuyên sẽ là: Quý khách nên hoàn bảo lưu số tiền đó trong 360 ngày và được cấn trừ khi mua vé khác. Nghe có vẻ hợp lí. Nhưng, gượm đã, “việc cấn trừ chỉ được áp dụng đối với các loại vé có thể giữ chỗ” – nhân viên tư vấn thêm vào.

Trong chính sách của Vietjet, vé giá rẻ không nằm trong danh mục “vé có thể giữ chỗ”. Nghĩa là hành khách muốn vé giá rẻ của mình đã mua được hoàn bảo lưu và cấn trừ, thì phải nâng cấp để không còn là “vé giá rẻ nữa”. Nếu không đồng ý cũng chả sao, ngoại trừ mất số tiền mua vé-giá-rẻ ban đầu.

À, thêm nữa, cước gọi tổng đài Vietjet là 1.000 đồng mỗi phút!

(Sau khi dân tình làm ầm ĩ, Vietjet đưa ra thông báo hoàn tiền trong 90 ngày. Xong, không nói rõ là dành cho khách mua vé kể từ lúc có thông báo này hay áp dụng luôn cho khách đã mua trước đó. Lại chơi trò lập lờ).

Trong văn bản ngày 22/4 của Bộ GTVT, riêng ngành hàng không, có quy định tổng tần suất bay các tuyến Hà Nội – TP.HCM và ngược lại là 20 chuyến khứ hồi mỗi ngày; Hà Nội/ TP.HCM – Đà Nẵng và ngược lại là 6 chuyến khứ hồi mỗi ngày;….

(Khi xin nâng tần suất chuyến bay, Cục Hàng không có ghi rõ ràng mỗi hãng bao nhiêu chuyến. Như tuyến Hà Nội – TP.HCM và ngược lại là 20 chuyến khứ hồi mỗi ngày, thì VN Air lines và Vietjet mỗi hãng là 6 chuyến khứ hồi; 2 hãng còn lại, mỗi hãng 4 chuyến khứ hồi,…).

Vậy mà trên trang bán vé của mình, số chuyến bay của Vietjet rao bán vé nhiều khi còn nhiều hơn tổng số chuyến mà Bộ GTVT áp cho 4 hãng bay.

Cũng trong văn bản ngày 22/4 của Bộ GTVT có dòng “…cho đến khi có thông báo mới”. Nghĩa là khi chưa có thông báo mới, các hãng hàng không phải tuân thủ quy định này. Vậy mà Vietjet vẫn cho bán vé trong vài tháng tới với số chuyến bay nhiều hơn cho phép rất nhiều. Như chặn Hà Nội – TP.HCM, Vietjet rao bán vé có đến 26 chuyến bay vào ngày 1/6/2020!

Đến đây, Cục Hàng không và Bộ GTVT chắc biết phải xử lí Vietjet như thế nào rồi nhỉ?

Sau cùng, mọi người lưu ý cho là Chính phủ chưa công bố hết dịch, nghĩa là Vietjet có thể vin vào cớ dịch bệnh để hủy chuyến bay. Chuyện này chưa bàn đúng sai, nhưng rõ ràng khách hàng vẫn sẽ nắm đằng lưỡi.

Ai ngu để đứt tay ráng chịu!

FB Lê Xuân Thọ