Việt Nam – từ kẻ ngoài lề trở thành thủ lĩnh

Thực ra quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN giống như một mối tình bị gia đình ngăn cấm, từ thù hận được dần hóa giải và trở nên khăng khít. Mối quan hệ này trải qua sự nghi kỵ, thậm chí nhiều lúc là đối với nhau như kẻ thù. Còn nhớ, vào thời điểm năm 1967, 5 nước Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia và Indonesia thành lập ASEAN như một biểu hiện của sự đoàn kết chống lại chủ nghĩa cộng sản đang phát triển ở Việt Nam và sự nổi lên của chủ nghĩa cộng sản trong lòng các quốc gia này.

Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ

Đáng chú ý, trong số 5 quốc gia này, có Thái Lan và Philippins tham gia khối SEATO, tham chiến và hỗ trợ Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Quan hệ này căng thẳng cực độ khi Việt Nam đem quân sang Campuchia, nhất là khi mấy lần anh Việt Nam “đi lạc” sang nhà anh Thái Lan, làm các anh bạn Thái – dái thọt tận cổ.

Khi Việt Nam tuyên bố rút quân khỏi Campuchia năm 1989, tham gia đàm phán Hiệp định Paris về Campuchia năm 1991, các nước mới phần nào dịu đi những nghi ngờ. Và họ cũng nhận thấy thiện chí của Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập của khu vực. Tuy nhiên, đến tận năm 1995, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập ASEAN, mối nghi kỵ vẫn còn, tưởng chừng như chưa thể kết nối khi vào phút chót, một anh thành viên nào đó bất chợt đưa vấn đề “thuyền nhân” ra để mặc cả.

Trải qua hơn 20 năm, quan hệ này dần trở lên tốt đẹp, Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng của mình, dần dần chiếm vai trò quan trọng, có tiếng nói trong ASEAN. Với vị trí địa lý, với truyền thống lịch sử và sự phát triển về kinh tế, chính trị của mình, Việt Nam đã vượt qua một số nước, trở thành đầu tàu trong giải quyết các vấn đề quan trọng của ASEAN, là sợi dây gắn kết các thành viên trong tổ chức này. Không phải là Singapore, Thái Lan, Malaysia mà sẽ là Việt Nam sẽ có vai trò quyết định trong tổ chức này trong tương lai không xa.

(Nguồn: FB Lê Dung Anh)