Vênh váo Gạc Ma là “tàu sân bay không thể đánh chìm của Bắc Kinh”, giờ Trung Quốc đang trả giá đắt

Nhiều người cứ lo ngại chuyện “Trung Quốc bồi đắp đảo và xây sân bay ở đảo Gạc Ma, cho rằng việc xây sân bay sẽ giúp Trung Quốc thống trị biển Đông”. Nhưng phân tích sau đây của Đại tá hải quân Lê Ngọc Thống sẽ giúp ta thêm kiến thức để tự tin đối đầu với TQ).

Trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện tồn tại ít nhất 5 sân bay. Ngoài sân bay trên Trường Sa Lớn của Việt Nam, 4 sân bay ở đảo Thị Tứ, đảo Ba Bình, bãi đá Chữ Thập và bãi đá Hoa Lau lần lượt do Philippines, Đài Loan, Trung Quốc và Malaysia xây dựng trái phép.

Lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, Trường Sa của Việt Nam sau khi xâm lược, chiếm đóng trái phép từ 1988.

Riêng sân bay trên đảo Chữ Thập mới được Trung Quốc bồi lấp xây dựng, những sân bay này đã có từ lâu, nhưng không ai trong số 3 quốc gia này, cho đến nay có ý tưởng mở rộng, phát triển nó lớn, dài hơn cho những máy bay hạng nặng cất hạ cánh, thậm chí củng cố, tôn tạo thành một sân bay có đầy đủ các phương tiện như một sân bay nhỏ trên bờ. Bởi lẽ, việc xây dựng sân bay trên quần đảo Trường Sa phụ thuộc vào 2 yếu tố là ý đồ quân sự và kỹ thuật rất quan trọng.

Trước hết là yếu tố kỹ thuật.

Kéo đường băng cho dài ra đáp ứng cho máy bay hặng nặng cất hạ cánh thì 3 quốc gia này tiến hành dễ dàng hơn Trung Quốc nhiều lần, bởi trên cơ sở đường băng cũ và nền tảng tự nhiên của đảo ổn định, vũng chắc hơn sự tôn tạo bồi lấp phi tự nhiên.

Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Ở quần đảo Trường Sa, có 3 vấn đề kỹ thuật rất khó xử lý:

Thứ nhất, bão và gió lớn quanh năm.

Người ta có thể xây sân bay, cầu cảng, nơi trú đậu cho tàu thuyền…nhưng chỉ để phục vụ cho mùa biển lặng. Khi biển động và khi gió bão thì tất cả tàu thuyền đều phải ra khu neo (tránh gió, sóng) an toàn mà ở khu vực Trường Sa không có khu neo nào hết, cho nên phải về đất liền trước khi bão tới để trú ẩn. Gió lớn ở khu vực Trường Sa là trở ngại khó vượt qua nhất cho máy bay. Cất hạ cánh trong thời gian đó còn khó gấp vạn lần cất hạ cánh trên tàu sân bay. Trên tàu sân bay, trong một cấp gió cho phép thì máy bay luôn cất hạ cánh cùng phương với gió bằng một cái “bẻ lái”, trong khi đó, sân bay trên đảo cố định là không thể. Vì thế để duy trì hoạt động trực chiến cho máy bay 12 tháng/năm là không tưởng.

Thứ hai, việc bảo trì kỹ thuật cho máy bay.

Để máy bay có các hệ thống điện tử hiện đại hoạt động tốt trong một vùng thời tiết khí hậu khắc nghiệt đặc biệt như vùng Trường Sa là không dễ dàng, không phải quốc gia nào cũng có đủ khả năng.

Trong trận bảo vệ Matxcova ở thế chiến 2, Đức bị thất bại bởi nguyên nhân quan trọng là vũ khí không phù hợp với thời tiết khí hậu Nga.

Trang thiết bị của Đức bắt đầu hỏng hóc khi nhiệt độ xuống -20 độ C. Các loại vũ khí không thể khởi động được, đặc biệt là các vũ khí chống tăng, chất lỏng tạo độ giật lùi cho pháo đều đông cứng, dầu bôi trơn cho các vũ khí thông minh và súng máy cũng vậy. Tháp pháo của xe tăng thì không thể xoay được, và xe tăng thì phải hoạt động liên tục để tránh bị đông cứng. Chỉ có lựu đạn ném tay là còn sử dụng được. Ngược lại, xe tăng T-34 của Nga với số lượng rất lớn, lại có bộ khởi động khí nén, có thể hoạt động được kể cả trong thời tiết lạnh nhất.

Mới đây nhất là tranh chấp ở vùng Bắc Cực. Người Nga đã chứng tỏ kinh nghiệm vượt trội và sự chuẩn bị kỹ càng của mình cho hoạt động quân sự trên vùng Bắc Cực. Khi máy bay Mỹ bị đông cứng thì máy bay Nga vẫn OK.

Như vậy căn cứ vào thời tiết, khí hậu tự nhiên của vùng miền Nga đã sản xuất ra những loại vũ khí phù hợp cho tác chiến.

Từ thực tế này, thời tiết khí hậu là dữ liệu đầu vào đầu tiên quan trọng cho các nhà máy sản xuất chế tạo vũ khí, khí tài quân sự. Rõ ràng, không phải vũ khí nào ở chiến trường nào cũng đều phù hợp, phát huy tác dụng. Vũ khí khí tài quân sự hoạt động tốt ở vùng lạnh đương nhiên sẽ không phù hợp ở vùng nóng và ngược lại.

Còn ở khu vực Trường Sa, J-10 hay J-100 của Trung Quốc trước hết phải trụ được trước đòn khắc nghiệt của khí hậu. Nếu như quá lạnh khiến máy móc không hoạt động được thì nóng, độ ẩm, độ mặn quá cao nó sẽ phá hủy máy móc. Đem cả trung đoàn J-10, J-11 ra Gạc Ma hay Chữ Thập thì dễ, nhưng làm sao để duy trì nó hoạt động, trực chiến, trước thách thức của khí hậu Trường Sa mới là quyết định. Nếu Trung Quốc làm được thì không phải là dạng vừa, nhưng khi Trung Quốc sẽ gặp khó khăn khó vượt qua trong vấn đề này thì các quốc gia khác như Việt Nam…sẽ không thể vượt qua là điều chắc chắn. Xung đột quân sự có thể xảy ra thì ngoài Trung Quốc ra, chắc cũng không có ai đưa máy bay ra đó trực chiến.

Thứ ba là nền móng của sân bay.

Hồi đó, báo Hoàn Cầu đã vênh váo khẳng định rằng, Gạc Ma là “tàu sân bay không thể đánh chìm của Bắc Kinh” ở Biển Đông; nhiều học giả hiếu chiến ở Trung Quốc thì hoan hỉ ra mặt, cho rằng đây là “nước cờ quá đẹp” bởi viễn cảnh sẽ có những phi đoàn máy bay J-10 cho đến J-11 của họ cất cánh, hạ cánh như mắc cửi trên căn cứ Gạc Ma để khống chế Biển Đông và eo biển Malacca… Rằng, chỉ có Trung Quốc mới làm được đảo nhân tạo, còn Nhật Bản, Mỹ thì không có chỗ ở Trường Sa và bắt đầu từ đây, quần đảo Trường Sa đã nằm trong tay Trung Quốc…

Điều lạ là khi các nhà phân tích, học giả Trung Quốc như Thạch Tề Bình, Lâm Vĩ Tiệp… đang tự sướng trong phòng lạnh, tâng bốc cái sân bay Gạc Ma lên tận mây xanh thì những người lính Trường Sa kinh nghiệm thì thẳng thừng: “Chỉ có thằng ngu mới xây đường băng trên Gạc Ma”.
Ngay như đảo An Bang, nổi tự nhiên hẳn hoi mà chỉ cần một con sóng lớn đổ bờ là đảo cũng rung lên, huống chi đảo Gạc Ma được bồi đắp phi tự nhiên khi xung quanh nó độ sâu lớn và với trọng lượng cất hạ cánh hàng chục tấn thì chẳng khác nào xây nhà trên ngọn cây.

Ảnh vệ tinh chụp hoạt động xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc trên đảo đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef). (Nguồn: YouTube)

Vấn đề cuối là ý đồ quân sự.

Địa quân sự, kinh tế, chính trị của quần đảo Trường Sa trong hệ tham chiếu chiến lược của Trung Quốc và Việt Nam…hoàn toàn khác nhau.

Nếu như Trung Quốc xây dựng đường băng trên các đảo tôn tạo để khống chế tuyến hàng hải quốc tế, khống chế chiếm trọn Biển Đông bằng sức mạnh của không quân, hải quân…thì Việt Nam và các quốc gia quanh Biển Đông không có ý đồ quân sự đó.

Nếu như Trung Quốc coi khu vực Trường Sa có một địa quân sự mang tầm chiến lược khu vực thì với Việt Nam Trường Sa là một quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Quần đảo Trường Sa không phải là một vị trí chiến lược để Việt Nam hay quốc gia nào ở ĐNA dùng nó để khống chế Biển Đông bằng sức mạnh không quân. Nếu cần và nếu đủ khả năng thì vị trí chiến lược của họ, các sân bay, bến cảng, căn cứ từ trên đất liền của họ thuận lợi hơn cả quần đảo Trường Sa.

Việt Nam, Philippines…chẳng phải “cố sống cố chết” đưa máy bay ra Trường Sa trực chiến làm gì, trong khi Cam Ranh hay Subic thừa điều kiện làm việc đó.

Ngoài ra, sự sống sót của những sân bay trên các đảo của quần đảo Trường Sa rất nhỏ khi xung độ quân sự xảy ra. Trung Quốc cậy giàu, cậy mạnh, đang hung hăng, bất chấp, thì họ làm, nhưng các quốc gia ở ĐNA thì khác.

Mới đây, tở Hoa Nam buổi sáng của TQ đã phải thừa nhận, TQ đau đầu vì khí tài quân sự ở Trường Sa hỏng nhanh chóng, mỗi nămTQ mất gần 3 tỷ USD để thay thế.

Hu Qigao, giáo sư Đại học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ở tỉnh Hồ Nam, chỉ ra rằng các công trình xây dựng đảo nhân tạo (phi pháp) mà Trung Quốc tiến hành ở biển Đông trong giai đoạn 2013-2015 đã được hoàn thành một cách gấp gáp và do đó vấp phải hàng loạt vấn đề.

“Vì những lý do lịch sử, TQ đã không nghiên cứu đầy đủ môi trường tự nhiên ở biển Đông cũng như tác động của nó đến các cấu trúc kỹ thuật trên những đảo đá. Việc thiết kế và xây dựng các dự án đảo đá được tiến hành theo lịch trình gò bó và không có được những đánh giá khoa học sâu sát, dài hạn,” ông Hu viết trong báo cáo xuất bản trên tờ Defence Technology Review.

Các nhân tố tác động được nêu gồm nhiệt độ, độ ẩm cao, sương mù, nồng độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn. Tốc độ hao mòn của các trang thiết bị và vật liệu đưa ra biển Đông khiến PLA phải ngạc nhiên – ông Hu nói.

“Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị tan ra sau chưa đầy 3 năm, và các trang bị kim loại ngừng vận hành sau khoảng 1 năm do bị ăn mòn,” ông Hu viết trong báo cáo.