Vì sao Trung Quốc e dè chưa phát động t.ấn c.ông nhắm thẳng vào VN?

Với quân số nhiều gấp 5 lần so với Việt Nam, cùng bới số lượng máy bay gấp 10 lần và có gần gấp 11 lần số tàu hải quân, tại sao với tương quan lực lượng khập khiễng như vậy mà Trung Quốc vẫn chưa dám “động thủ” phát động một cuộc t.ấn c.ông nhắm thẳng vào Việt Nam? Xin thưa là bởi vì nước này còn đang do dự trước v.ũ kh.í đáng gờm mà Việt Nam đang sở hữu. Đó chính là Cảng Cam Ranh của Việt Nam, một căn cứ nền tảng giúp VN trở nên hùng mạnh.

Nằm giữa Phan Rang và Nha Trang, Quân cảng Cam Ranh cách Sài Gòn chỉ 290 km về hướng Đông Bắc, cảng Cam Ranh là một trong những quân cảng mang tính chiến lược.

Cảng Cam Ranh có diện tích khoảng 60 km2, nước sâu từ 16 – 25m, có nơi sâu tới 32 m, Cửa nước sâu hơn 30m, cửa VỊnh rộng khoảng 4.000m. Với địa thế “nước sâu, vịnh rộng” nên Cảng Cam Ranh có khả năng đón được 100 chiến hạm cỡ lớn ( 10.000 tấn). Có lẽ khó có nơi nào có được cảng nước sâu tự nhiên và vị trí địa lý lý tưởng như Cảng Cam Ranh.

Chính vị trí địa lý của nó, xét về mọi phương diện thì hoàn toàn ưu việt cho việc triển khai một căn cứ hải quân. Nó cho phép khống chế các eo biển Malaysia và Philippines, có thể tiến hành trinh sát điện tử Biển Đông, biển Philippines, Đông Hải, thậm chí tới tận khu vực vịnh Pécxích hay vùng bắc Ấn Độ Dương. Bán đảo Cam Ranh bọc trong mình hai vịnh Bình Ba và Cam Ranh, nơi không chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết, có độ lớn và sâu để có thể neo đậu mọi loại chiến hạm và tàu hộ tống, kể cả tàu sân bay.

Đây không chỉ là nơi cắm quân của lính Pháp, Mỹ mà còn từng là căn cứ quân sự vững chắc của các binh sĩ Nga. Tại đây không chỉ có sân bay lớn, hiện đại nơi mà máy bay B52 của Mỹ đã hạ cánh. Bên trong Quân cảng còn được bố trí các khu phức hợp liên hoàn dành cho các nhân viên dân sự lẫn quân sự các nước từng làm việc tại Cam Ranh.

Năm 1935, thực dân Pháp bắt đầu cho xây dựng căn cứ hải quân tại Cam Ranh. Năm 1940, Cam Ranh rơi vào tay Nhật Bản, trở thành bàn đạp để Nhật Bản tiến đánh Malaysia và các quần đảo thuộc địa của Hà Lan (nay là Indonesia).

Từ năm 1965 đến 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự khổng lồ được coi là “bất khả xâm phạm” để làm cứ điểm tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiến tranh, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương. Từ năm 1379, Cam Ranh trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, căn cứ duy nhất bên bờ Biển Đông.

Ông Hiroyoki Nogachi – chuyên gia bình luận chính trị từng nhận xét: Quân cảng Cam Ranh đúng là khắc tinh của “đường lưỡi bò” và có địa thế độc đáo trên bàn cờ toàn khu vực Đông nam á. Vịnh Cam Ranh có thể là thanh kiếm sắc bén chặn đứng mưu đồ “thò” ra biển Đông với cái tên “đường lưỡi bò”.

Vị trí khá thuận tiện cho việc đặt những tên lửa đất đối không trên núi. Có thể kiểm soát vùng trời ở eo biển Malaca và eo biển Singapore!

Chính tờ Tuần Tin tức của Trung Quốc còn dành những lời có cánh cho quân cảng VN rằng: “Có lẽ cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và “nguy hiểm” như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam”, đồng thời trích dẫn nhận xét của báo chí Mỹ: “Ai chiếm được vịnh Cam Ranh, người đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường giao thông biển Á-Âu…”. Có lẽ đó chính là lý do khiến Trung Quốc vẫn còn e dè, sợ sệt mặc dù đã nhiều lần cử tàu quần thảo phi pháp khắp vùng biển của ta.

Ngày nay, Cam Ranh vẫn được coi là căn cứ quân sự chiến lược bậc nhất của Hải quân Việt Nam. Rất nhiều cường quốc trên thế giới từng muốn thuê đóng quân tại cảng Cam Ranh, bao gồm cả Mỹ. Rất nhiều chuyên gia, học giả đều nêu ý kiến cho rằng Việt Nam nên cho Mỹ đặt căn cứ quân sự (mà Cam Ranh là nơi cắm chốt lý tưởng nhất). Tuy nhiên, với vai trò “then chốt cửa Biển Đông”, Việt Nam vẫn chưa đồng ý với bất cứ lời đề nghị cho thuê nào.

Nắm giữ một thứ “v.ũ kh.í bậc nhất” như vậy, hà cớ gì VN phải chịu lệ thuộc mà không tận dụng lợi thế chủ động chống lại sự b.ành ch.ướng của Trung Quốc ở Biển Đông?

Cát Linh