Trung tá Cao Giang Nam, người bị tố bảo kê cho Đường Nhuệ “máu mặt” như thế nào?
Sau khi Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo mở rộng điều tra vụ án Đường “Nhuệ”, nhiều người dân đã tố cáo đích danh những cán bộ tại Thái Bình có dấu hiệu tiếp tay. Trong đó nổi bật là 2 cái tên: Cao Giang Nam, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.Thái Bình và ông Nguyễn Hữu Vinh, Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế (hiện là Trưởng Công an phường Trần Lãm, TP.Thái Bình). Hai người này đã kiên quyết không chuyển hồ sơ cho Đội Cảnh sát hình sự để làm rõ hành vi của Đường “Nhuệ” mà còn tạo cơ hội cho Đường Nhuệ dùng hung khí đập phá, hủy hoại và cướp đoạt tài sản của dân.
Đại diện Công an TP Thái Bình làm việc với báo chí
Bất chấp những hình ảnh cụ thể, rõ ràng về nhóm người xăm trổ do ông Đường chỉ đạo xuống trụ sở DN mà phía bị hại cung cấp cho cơ quan điều tra, ông Cao Giang Nam đã có phát ngôn hết sức vô trách nhiệm: “Không nhất thiết phải khám nghiệm hiện trường vụ doanh nghiệp tố bị “xã hội đen”, “tín dụng đen” chiếm giữ, đập phá tan hoang trụ sở?”. “Việc tổ chức khám nghiệm hiện trường chỉ là một trong số những biện pháp nghiệp vụ điều tra, luật quy định nhưng không bắt buộc. Vì thế, cơ quan điều tra không khám nghiệm hiện trường do xét thấy không nhất thiết. Còn các biện pháp nghiệp vụ điều tra khác là gì thì chúng tôi không thể tiết lộ cụ thể vì thuộc bí mật công tác của ngành221;.
Thậm chí ông Nam còn lên tiếng bênh vực nhóm xã hội đen, người của Đường Nhuệ : “Hình ảnh đó không nói lên được rằng họ đến chiếm giữ, đập phá hay cướp đồ đạc mang đi, họ ngồi nói chuyện với người của công ty trong lúc ông Lẫm, bà Quyết không có mặt”,”nhóm người đó thực hiện việc đòi nợ cho ông Đường. Vì ông Đường chưa gặp được vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết nên đã cho người xuống công ty để tìm hai người này đòi nợ”. Phát ngôn của ông Nam đồng nghĩa với việc ông đồng tính với hành vi “đòi nợ” bằng cách dùng hung khí chiếm giữ, đập phá tan hoang trụ sở của DN?
Trụ sở cty Lâm Quyết tan hoang
Trắng trợn hơn, khi được hỏi nếu chỉ là tìm người để đòi nợ thì tại sao nhóm người đó lại ăn, ngủ lại tại trụ sở công ty Lâm Quyết những 15 ngày (từ 3 – 18/10/2017)? Tìm chủ để đòi nợ nhưng sao lại ép, đuổi công nhân khi họ đến xưởng của công ty làm việc? Ông Cao Giang Nam không giải thích được và cho rằng” công nhân tự đi khỏi công ty, tự ý nghỉ việc chứ không bị ai đuổi!”. Kiểu trả lời của ông Nam khiến người ta cảm giác ông là người nhà, người thân thiết, đang tìm cách bào chữa cho những hành vi rõ ràng là vô pháp, vô thiên của Đường Nhuệ.
Trong khi bên bị hại làm việc với Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP.Thái Bình đã nói rõ việc tố cáo Đường “Nhuệ” là vấn đề hình sự, yêu cầu chuyển hồ sơ cho Đội Cảnh sát hình sự Công an thành phố thụ lý. Tuy nhiên, ông Cao Giang Nam và ông Nguyễn Hữu Vinh đã kiên quyết không chuyển hồ sơ cho Đội Cảnh sát hình sự để làm rõ hành vi của Đường “Nhuệ” mà chỉ ép bên bị hại về công ty khi đã bị Đường “Nhuệ” đập phá, hủy hoại và cướp đoạt tài sản.
Chính vì hành động của ông Nam và ông Vinh mà DN từ người tố cáo, bên bị hại bỗng xoay chuyển tình thế trở thành kẻ bị tố cáo, bên sai phạm và thậm chí là bị tạm giam với tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” với hành vi “nại ra việc ông Nguyễn Xuân Đường chỉ đạo người xuống chiếm giữ, đập phá, cưỡng đoạt tài sản tại trụ sở công ty với mục đích hòng chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng đã vay của ông Đỗ Văn Tới (cùng trú TP Thái Bình)”.
Sự thâm độc của kẻ ác còn thể hiện ở chỗ khi DN này ra hầu tòa vì tội danh vô lý kể trên, hai luật sư bào chữa cho các bị cáo, một số nhân chứng và người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có mặt, khi được hỏi họ đều cho biết đều “chưa nhận được bất cứ thông báo hay giấy mời nào từ cơ quan có thẩm quyền cho đến thời điểm dự kiến khai mạc phiên toà”. Kể đến đây có thể thấy đường dây bảo kê cho Đường Nhuệ không chỉ vươn vòi trong bộ phận hành pháp mà ngay cả bộ phận tư pháp (nơi người dân những tưởng có thể lên tiếng trước bất công) cũng đã bị mua chuộc.
Cái man rợ của đám xã hội kể trên không chỉ là việc dùng vũ lực tấn công trụ sở của DN, mà còn tinh vi ở chỗ bọn chúng cố tình lục soát cướp đi tất cả tài liệu, sổ sách, giấy tờ, trong đó “chết người” nhất ở chỗ có cả văn bản xác nhận chuyện bên vay đã trả đủ tiền, sau đó thì tố cáo bên vay có hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Thủ đoạn của bọn chúng liệu có trót lọt nếu không có bàn tay của Cao Giang Nam và Nguyễn Hữu Vinh? Bọn chúng quả là có gan tày đình vì không nghĩ sẽ có ngày vụ án Đường nhuệ đến tận tay Phó thủ tướng?
Đó mới là một trong nhiều vụ phi pháp ở đất Thái Bình, vì quá ghê rợn, sợ hãi trước sự hung tàn của đám xã hội đen, có biết bao nhiêu gia đình, doanh nghiệp đã buộc phải “nhắm mắt cho qua”, chấp nhận thiệt thòi để bảo toàn tính mạng?
Đáng chú ý là trong những ngày qua, mặc dù báo chí đã nhiều lần liên lạc với ông Cao Giang Nam và một số cán bộ Công an TP.Thái Bình để làm rõ nội dung người dân tố cáo, nhưng không nhận được sự hồi đáp. Nếu ông Nam đã dũng cảm đứng ra bảo vệ Đường Nhuệ như những gì ông đã nói ở trên, sao bây giờ lại không dám đường đường chính chính đối diện với dư luận? Hay ông còn chờ người chống lưng to hơn cả ông tìm cách bảo vệ cả đường dây? Đừng nhờn với công lý và pháp luật thưa các ông. Rồi tất cả sẽ được đưa ra ánh sáng.
Theo Tâm bão