Trung Quốc th âm đ ộc: Dùng sông Mekong làm công cụ áp đảo VN ở bãi Tư Chính

Nếu như ở ngoài khơi Biển Đông, Trung Quốc đưa hàng loạt tàu xâm phạm thô bạo vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì ở trong bờ, nước này lại tìm cách giết chết vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách dùng 8 đập thủy điện chắn ngang sông Mekong.

Theo nghiên cứu của Mekong Freedom Network, 8 đập thủy điện chắn ngang sông Mekong (Lan Thương) trên đất Trung Quốc đã giữ lại tổng cộng hơn 40 tỉ m3 nước cho các mục đích phát điện, tưới tiêu…Đây là một trong số nguyên nhân chính khiến dòng chảy sông Mekong trở nên bất thường những ngày qua.

Nền kinh tế tất cả các nước nằm bên bờ Mekong đều phụ thuộc vào dòng sông, dù ở những cách khác nhau. Trung Quốc và Lào xem đây là nguồn nước cho thủy điện. Campuchia, và nhiều người dân Lào, Thái Lan, sống dựa vào nguồn cá của dòng sông. 20 triệu người Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng sự màu mỡ dòng sông mang lại cho các cánh đồng lúa và cả việc đánh cá.

Việc Trung Quốc kiểm soát thượng nguồn vốn là nguồn cơn phản ứng từ nhiều nước phía nam. Một số chuyên gia so sánh mối nguy cơ về an ninh nguồn nước mà các nước hạ nguồn Mekong gặp phải với mối đe dọa từ các công trình Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Biển Đông.

Rõ ràng việc Trung Quốc xây đập ở Mekong là nhằm thực hiện âm mưu chiếm lấy thế đòn bẩy so với các quốc gia hạ nguồn và có liên quan đến các hoạt động xây dựng, mang vũ khí ra đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Trong lúc tình hình ngày một nóng trên biển Đông thì tình trạng khô hạn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khiến người Việt Nam choáng váng. Vùng đất trù phú và là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp chủ yếu vào thành tích xuất khẩu gạo từ 7 – 8 tr tấn một năm này đang trong tình trạng khô hạn và nhiễm mặn nặng do thiếu nước ngọt. Nguyên nhân trực tiếp do sự suy giảm dòng chảy trên sông MeKong, mà Trung Quốc là thủ phạm, hòng gây áp lực cho VN trong vụ Tư Chính.

Cảnh sát võ trang Trung Quốc chuẩn bị chuyến tuần tra chung đầu tiên trên sông Mêkông, cảng Quan Lũy, Vân Nam

Ủy hội sông Mekong đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu khoa học và đưa ra nhiều cảnh báo để hạn chế và tạm dừng quá trình xây các đập trên sông Mekong để đảm bảo sự phát triển bền vững của tất cả các nước mà con sông chảy qua. Tuy nhiên, sự cảnh báo và các kiến nghị của Ủy hội sông Mekong bị vô hiệu hóa hoàn toàn với lập luận của Trung Quốc: “Trung Quốc có toàn quyền xây dựng bất cứ thứ gì trên sông Mekong ở phần lãnh thổ của nước mình”. Thái độ vô trách nhiệm hoàn toàn này của TQ đã vô hiệu hóa hoàn toàn các nỗ lực bảo vệ việc khai thác bền vững dòng sông quốc tế.

Nguồn nước suy giảm trên sông Mekong, tình trạng xâm nhập mặn tăng nhanh và nguy cơ nước biển dâng đang là những đe dọa sống còn đến vùng đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, thực sự đây đã là một lời nguyền sông Mekong đối với vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.

Tình trạng này từng xảy ra nhiều năm trước, hồi tháng 03/2016, trước tình trạng khô hạn trên diện rộng ở miền Tây, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng buộc phải gửi công hàm cho Trung Quốc để đề nghị TQ xả đập thượng nguồn giúp cải thiện tình hình. Trái với thái độ hung hăng tại biển Đông, TQ hỷ hả nhận lời. Liệu có phải TQ tự nhiên tốt đột xuất với Việt Nam như vậy chăng? Hoàn toàn không, Trung Quốc đang rất vui và muốn công bố với thế giới và người Việt Nam rằng, vũ khí nguồn nước sông Mekong của Trung Quốc với Việt Nam đã thành hiện thực trên thực tế.

Nó giống như một lời nguyền ám ảnh dai dẳng. Vậy đâu là lời giải cho lời nguyền không thể tránh khỏi này??? Vũ khí nước của Trung Quốc đã thành hình và lời nguyền sông Mekong đối với Việt Nam cũng đã thành hiện thực. Không thể giao phó số mệnh quốc gia cho lòng thương hại của đối phương, Việt Nam cần và hoàn toàn có thể ứng phó được với thực trạng này bằng chính các giải pháp từ bên trong của chính mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn nằm trong các nỗ lực của chính quyền vì không người dân nào có thể tự phát làm quy hoạch.

Việc Trung Quốc đồng thời kiểm soát cả Biển Đông lẫn sông Mêkông, về mặt chiến lược, sẽ kẹp khu vực Đông Nam Á trong gọng kềm. Âm mưu của Bắc Kinh nhằm kiểm soát các dòng sông tại Đông Nam Á là “phần nửa còn lại của cái gọi là chiến lược tằm ăn dâu (hay cắt lát xúc xích – salami-slicing) của Trung Quốc trong khu vực”. Không giống như trường hợp Biển Đông, vùng sông Mêkông không có các cường quốc khu vực quan trọng khác… Vì vậy, Trung Quốc không phải tranh đấu với Hoa Kỳ hay Úc hoặc Ấn Độ và tất cả các quốc gia khác, như là ở Biển Đông.

Nguồn: Baoxa