Trung Quốc nắm quyền kiểm soát tiền tệ, rồi “dứt gọn” biển đảo, thì Việt Nam làm sao cục cựa?
Người Việt sắp được chính thức xài nhân dân tệ rồi, kể từ 12/10/2018? Theo hiến pháp thì chỉ có một thứ đồng tiền của quốc gia được lưu hành, bây giờ sao lại thế? Đó là câu hỏi mình gặp mấy hôm nay…Sáng qua, mới 5g tôi có một cuộc “chat” ngắn với một doanh nghiệp. “Thế là thế nào, chị Hạnh ơi? Áp dụng thông tư 19 thì hàng Việt càng khổ, càng chết, đúng không?
Với qui định này, họ nắm đồng tiền mình công khai, hợp pháp, nếu họ lấy đó mà khống chế luôn tiền tệ, sau khi “dứt gọn” biển đảo, thì làm sao cục cựa? Nhớ không, xưa giờ, bắt được tiền giả thì toàn ở bển đưa qua?”.
Mình lý giải chầm chậm, thì Bộ Công Thương của mình đã ký về chuyện cho lưu hành này từ 2 năm trước, giờ chỉ chính thức hóa thôi; các ngân hàng của mình đều chính thức chuyển đồng TỆ qua lại với họ lâu rồi, nên qui định này trên thực tế, tác động với việc kinh doanh biên mậu chắc đâu có gì. Bạn chắc lưỡi: “Thì đúng vậy. Nhưng vậy mới đáng thắc mắc nè. Không mới, và lâu nay họ cứ đề nghị hoài, mình lãng tránh hay từ chối. Giờ sao lại cho? Cái điểm rơi này nguy hiểm và kinh khủng đáng sợ, biết không?”
Biết. Có 3 điều mình biết, và lập tức liên tưởng. Tuần qua, một tàu cá Quảng Ngãi của mình tiếp tục bị bắn, đập phá tàu, cướp cá (tình hữu nghị kiểu gì thế?). Du khách Trung Quốc khắp các tỉnh (Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang…) vẫn dùng post trả tiền họ xài dịch vụ và mua hàng ở VN về thẳng bên Tàu , chuyện phạm pháp này vẫn đang tì tì diễn ra, mãi không thấy ngăn chận (mất thuế đáng kể nhưng mất mặt, tức mất chủ quyền tiền tệ lớn hơn hơn nhiều?). Và điều thứ ba, qua báo chí nhiều nước, cuộc thương chiến của Mỹ Trung đang căng, thêm nhiều nước khác có biện pháp trừng trị chuyện ăn cắp công nghệ, lũng đoạn thương mại. Thông tư 19 có thể có lợi trước mắt cho một nhóm đối tượng nhưng lâu dài (tình hình diễn biến nhanh chớp mắt hàng ngày), khi thương chiến càng căng, đồng TỆ ngày một mất giá thêm thì đồng tiền Việt Nam sẽ ra sao, kinh tế VN sẽ ra sao?
Sau một hồi “rà” khắp thị trường thế giới, hiện có hơn 60 nước hứa là đưa đồng TỆ vào dự trữ QG nhưng tuyệt đối chỉ có anh Zimbabue là cho lưu hành đồng TỆ như mình? Đúng vậy không, bạn nào thấy khác cho mình biết với? Và xem cả 14 nước có chung biên giới với TQ, cũng chỉ có một mình nước mình. Ba câu chuyện liên tưởng tức thì này, hình như chỉ khiến câu hỏi mình nhận được thành nặng thêm: vì sao, chọn điểm rơi này, để mà làm một điều thế giới không mấy ai làm, và làm vậy thì rồi sẽ ra sao? Càng nghĩ, càng thấy khó hiểu. Nói là họ chỉ muốn đẩy hàng qua, xây khu SX xuyên biên giới là để giả mạo nhãn VN để xuất là…đơn giản quá. Không bao giờ được đánh giá các nhà lãnh đạo và chiến lược của xứ sở Càn Long và Tôn Sĩ Nghị hời hợt, dễ dãi thế. Họ tính xa hơn mình ngàn dặm. Cậy gậy và củ cà rốt họ cứ múa liên hồi, David Copperfield phải gọi bằng cụ tổ..
Cũng sáng nay mình nghe một câu chuyện gần. Một người hàng xóm, một chính khách nổi tiếng đang có một bài thuốc đáng tham khảo, bác sĩ Mahathir. Ông trực tiếp đương đầu với cái dây thòng lọng bọc nhung của TQ và đang gỡ dần dần nhưng quyết liệt. Cách đây chỉ vài tháng, tại Malaysia, hàng loạt công trình do TQ đầu tư mà chính phủ cũ chấp nhận, đang tiến hành. Một tập đoàn năng lượngTrung Quốc đã đầu tư vào một cảng nước sâu lớn, có khả năng đón một hàng không mẫu hạm, tại khu yết hầu của tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất TG, nơi trung chuyển phân lớn thương mại châu Á. 1 tập đoan nhà nước khác cũng của TQ đang tân trang một hải cảng ngay bên bờ Biển Đông. Gần đó, một mạng lưới đường sắt, TQ tài trợ phần lớn đang xây nhanh nhằm vận chuyển hàng Trung Quốc dọc theo một “Con Đường Tơ Lụa Mới”. Và 4 hòn đảo nhân tạo đang xây dựng dự định đón 750.000 người TQ sang.
Phát biểu hôm 20/08 tại Bắc Kinh sau khi đã ngưng được 2 dự án trị giá 22 tỷ USD, ông nói với người đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường: “Chúng tôi không muốn để xuất hiện một hình thức thực dân mới, vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với nước giàu”. Ông Mahathir đang bị món nợ công 250 tỷ USD đè nặng (trong đó phần lớn là nợ TQ) và đang tìm mọi cách thoát khỏi bẫy nợ khủng khiếp của TQ.
Chủ quyền và quyền. Theo ông Mahathir, chính phủ nhiệm kỳ cũ vay nhiều tiền vậy là nhằm chi trả cho tham nhũng và củng cố quyền hành. Hi sinh chủ quyền để giữ quyền lực cho mình, điều chúng ta thầy là người dân Malaysia đã chọn chủ quyền, dù sẽ gặp muôn vàn đối sách hiểm ác và trùng điệp khó khăn khi tháo bẫy./.
(Theo Chân trời Media)