Thảm họa thành chuyện thường ngày của Huyện

Những ngày qua thông tin cá chết trắng ở biển Đà Nẵng đang xôn xao dư luận. Quan tâm nhưng cũng không bất ngờ, thậm chí là người dân còn đoán trước được việc sẽ có những cách lý giải hết sức ngây ngô như cá chết là do mìn. Bởi thảm họa môi trường là cái mà người dân dần chấp nhận theo kiểu sống chung với lũ vậy. Người dân làm gì có quyền lựa chọn khi buộc chọn thép hay là cá tôm.

Ban đầu thảm họa Formosa là cú sốc quá mạnh, nhưng cuối cùng dân cũng chấp nhận chịu mọi thiệt hại. Và như thế những thảm họa có cường độ nhẹ hơn xảy đến, người dân trở nên chịu đựng tốt hơn. Chỉ trong 10 tháng, bệnh viện sản nhi Nghệ An phát hiện 700 trường hợp thai nhi có dị tật. Đấy chỉ là con số của 1 bệnh viện, còn con số thực của 4 tỉnh chịu thảm họa Formosa chắc chắn lớn hơn nhiều. Thảm họa quái thai là cực kỳ nghiêm trọng nhưng dân thì cũng chẳng quan tâm là mấy. Bởi họ nói rồi, phản đối nhiều rồi nhưng làm gì được!

Cá chết chỉ là bề nổi, đó chỉ là hiện tượng, hậu quả của nó đáng sợ hơn, nhưng hậu qua lại không đánh động xã mạnh được nên làm người ta chấp nhận “sống với lũ”. Chính sự chịu đựng nó làm trơ lu sự tự vệ của xã hội. Ai nói tính “chịu khó” của người Việt làm tinh hoa chứ tôi thì thấy là đáng thất vọng.

Qua liều thuốc mạnh Formosa thì liều thuốc nhẹ cá chết chẳng làm xã hội dậy sóng. Giờ thì nói đến cá chết như là một thời sự hàng ngày chẳng thấy sự phẫn nộ của dư luận đâu hết. Sống chung với lũ là một kiểu suy nghĩ đáng buồn. Chỉ có ở Việt Nam mới có suy nghĩ chấp nhận như vậy, đó là kiểu buông xuôi. Nếu Hà Lan chấp nhận sống chung với lũ thì họ chẳng cần xây hệ thống đê ngăn mặn vĩ đại nhỉ?

(TH)