Rút các điều khoản về Biển Đông khỏi dự thảo COC, Việt Nam muốn đổi lấy điều gì?
Về thông tin “Việt Nam đã rút danh sách những điều phải làm và không được làm ở Biển Đông khỏi dự thảo COC”
Theo kiểm chứng của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông trực tiếp với những nguồn tiếp nhận thông tin rằng “Việt Nam đã rút danh sách những điều phải làm và không được làm ở Biển Đông khỏi dự thảo COC”, thì chưa có cơ sở nào để có thể khẳng định đây là thông tin đúng.
Người đầu tiên đưa ra thông tin trên là một lãnh đạo cấp cao của một nước Đông Nam Á, mà theo quan sát của chúng tôi trong một thời gian dài, có thể vì muốn COC sớm hoàn thành, mà có khả năng không khách quan khi trả lời giới học giả. Thông tin trên sau đó đã bị bác bỏ bởi chính một nhà ngoại giao của nước đó cũng như nhiều nguồn khác nhau.
Quy tắc Ứng xử của Các bên tại Biển Đông (COC) là vấn đề mấu chốt trong các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông viết: “Diễn biến mới về đàm phán COC – Việt Nam rút một số yêu cầu về COC?…Theo thông tin được Giáo sư Carl Thayer đưa ra trong bài tham luận tại Tọa đàm An ninh biển ở Canberra hôm 14-15/10, sau vòng thảo luận đầu tiên bản thảo COC của các nước ASEAN và Trung Quốc, phía Việt Nam đã bỏ đi danh sách “Những điều phải làm và không được làm” ở Biển Đông.
Hiện vẫn chưa biết Việt Nam chấp nhận bỏ những điều gì để đổi được cái gì? Những vấn đề có tính nguyên tắc như phạm vi biển mà COC áp dụng, ràng buộc pháp lý của COC… vẫn chưa đạt được thống nhất giữa các bên.”
Ngày 4/11, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu từ Singapore, nói:
“Người ta có thể thêm có thể bớt, nhưng nguyên tắc cốt lõi của COC là nó phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển 1982, không hơn, không kém. Cho nên có thêm bớt gì thì nó cũng không bị ảnh hưởng gì.”
“Nếu mà nghĩ rằng bớt đi thì ảnh hưởng xấu hay là thêm vào thì ảnh hưởng tốt thì không phù hợp với chuyện người ta đàm phán với nhau, không liên quan.”
“Cụ thể là trong bài của Giáo sư Carl Thayer thì ông ấy nói là Việt Nam bỏ đi những điểm phải làm hoặc không được làm. Trong tài liệu đấy, ông ấy không nói những việc cần phải làm, mà ông ấy nói bảy điểm mà Việt Nam đưa vào trước đây là không được làm.”
“Bảy điểm đó hoàn toàn trùng hợp với nội dung của Công ước về Luật Biển Liên Hiệp Quốc. Cho nên, nếu bỏ đi thì không ảnh hưởng gì đến việc thực hiện Công ước.”
“COC gọi là đàm phán thì có nhiều cuộc đàm phán, nhưng chốt lại ở ba cuộc chính. Bây giờ mới qua cuộc đầu tiên. Trước đây, để tiến đến COC, Trung Quốc họ đàm phán riêng COC với từng nước trong mười nước ASEAN, như thế thì không phải đa phương mà là song phương.”, ông Hà Hoàng Hợp
Ông Hà Hoàng Hợp nhận định rằng “họ” “hiểu lầm” và ông “không suy đoán rằng họ hiểu lầm và viết như thế để làm gì”.
Ông lý giải thêm:
“COC gọi là đàm phán thì có nhiều cuộc đàm phán, nhưng chốt lại ở ba cuộc chính. Bây giờ mới qua cuộc đầu tiên. Trước đây, để tiến đến COC, Trung Quốc họ đàm phán riêng COC với từng nước trong mười nước ASEAN, như thế thì không phải đa phương mà là song phương.”
“Cách đây hai năm, Trung Quốc nói thôi không đàm phán song phương nữa mà đàm phán đa phương với tất cả. Mà để đàm phán đa phương thì người ta phải cùng nhau xây dựng bản nháp, tức là bản dự thảo duy nhất để đàm phán. Cái bản ấy sẽ là duy nhất đến hết vòng ba. Còn gặp nhau lần nhất là thêm bớt vào, lần thứ hai cũng là thêm bớt vào, lần thứ ba cũng thêm bớt vào để có cuộc đàm phán cuối cùng. Và Trung Quốc muốn ký sau khi đàm phán cuối cùng năm 2021 thay vì 2022.”
“Và cái chuyện thêm bớt là chuyện bình thường. Không ai dại gì để mà làm cho nó trái với Công ước về Luật Biển vì COC này không phải là luật mới, nó phải hoàn toàn phù hợp với Công ước đã ký, cụ thể hóa ra các hành động trên thực địa, trên biển, làm sao để không vi phạm bất kỳ điểm nào của Công ước về Luật Biển.”
“Việt Nam thêm vào những điểm như thế, cũng là hợp lý, như là: Không xây dựng, không đắp đảo, không quân sự hóa, không tuyên bố hiện đại phòng không, không hà hiếp, không dọa nạt vũ lực… Tất cả những điểm ấy tập trung vào những việc nhằm vào Trung Quốc ngày 14/10 vừa rồi, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cũng nói thẳng với Trung Quốc rằng “Ba tháng vừa rồi, Trung Quốc quấy phá ở bãi Tư Chính là hành động có tính chất ngăn cản đàm phán COC. Nếu những hành động đấy nếu mà tái diễn, tiếp diễn trong bất kỳ hoàn cảnh nào khác trong thời gian tới, càng ngăn cản đàm phán COC và việc cuối cùng là người ta có ký COC đấy không. Đấy là quan điểm của Việt Nam.”
Trước đó, hôm 15/10, Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN- Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 kết thúc tại thành phố Đà Lạt.
Tin từ trong nước cho hay thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Dũng, nhấn mạnh tại Hội nghị các hành vi vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình và an ninh khu vực; không tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình đàm phán Quy tắc Ứng xử của Các bên tại Biển Đông (COC).
Đoàn Việt Nam tham gia hội nghị nhắc lại những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, đặc biệt việc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đang bị xâm phạm nghiêm trọng.
Đoàn Việt Nam cũng đề xuất những biện pháp nhằm cải tiến phương pháp làm việc cho các vòng đàm phán sắp tới, trong đó có việc tập trung xử lý những vấn đề mang tính chính sách, nâng cao vài trò của các quan chức cao cấp (SOM) trong việc chỉ đạo và định hướng cho tiến trình đàm phán COC.
Chằng bao lâu sau đó vào giữa tháng 6, Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhiều tàu hộ tống đi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Mãi đến ngày 24 tháng 10, Trung Quốc mới rút tàu thăm dò Hải Dương 8 ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Trước hành động đưa tàu vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bốn lần lên tiếng chính thức yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam.
Đã có những nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, tương tự như vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế PCA và có được phán quyết hồi năm 2016.
Theo Đại Ký Sự Biển Đông