Quân đội Việt Nam Cộng hòa chiến đấu vì “bảo quốc an dân” hay chỉ đánh thuê?

Ngày 30/4 là đại thắng vinh quang của cả dân tộc, là ngày mà người dân Việt Nam lại phấn khởi kỷ niệm chiến thắng chung của toàn dân tộc trước các thế lực ngoại xâm – chiến thắng vĩ đạo giúp non sông thu về một mối. Thế nhưng hiện vẫn có một số người ở hải ngoại vẫn chưa thấu hiểu điều này, vẫn coi đây là “ngày hận, tháng đen”, tổ chức kỷ niệm theo cách riêng của họ.

Chính thể “Việt Nam Cộng hòa” ngay từ đầu đã không có một cơ sở pháp lý nào. Sự ra đời sau năm 1955 là một hình thức bất hợp pháp, đi ngược lại Hiệp định Geneva, là sự sáng tạo của người mỹ nhằm mục đích theo đuổi mục tiêu chiến tranh và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á.

Trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nhà nước chính danh, được thành lập trên toàn lãnh thổ Việt Nam kể từ sau năm 1945, sau cuộc cách mạng tháng tám vĩ đại, quy tụ muôn triệu người như một, khai sinh ra nhà nước dân chủ, xóa bỏ chế độ phong kiến nửa thuộc địa.

Hình ảnh những tướng lính quân đội của Việt Nam Cộng hòa tháo chạy thay vì lời thề “tử thủ”

Hiệp định Geneva sau khi ra đời, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, giới tuyến lúc này chỉ là tạm thời không phải là giới tuyến của biên giới quốc gia. Theo hiệp định này, hai bên sẽ tiến hành hiệp thương để thống nhất đất nước trong năm 1956.

Tuy nhiên, do Mỹ sẽ biết trước một kết quả là Việt Nam thống nhất, Mỹ đã dựng lên Chính phủ Ngô Đình Diệm và tuyên bố không có tổng tuyển cử gì, trắng trợn vi phạm Hiệp định Geneva và đi ngược lạ nguyện vọng thống nhất của đất nước.

Ngô Đình Diệm và người Mỹ đã sử dụng rất nhiều “mưu hèn kế bẩn” để xây dựng lên chính phủ đầy quyền lực của mình. Thậm chí, Ngô Đình Diệm đã tạo nên một cuộc “trưng cầu dân ý” đầy gian lận để hạ bệ luôn Bảo Đại, dựng lên Việt Nam cộng hòa mà Diệm làm Tổng thống.

Người Mỹ đã tìm mọi cách để ngăn chặn sự nỗ lực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng đến năm 1973, khi Hiệp định Pari được ký kết, người Mỹ đã phải bỏ rơi lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa, một đội quân yếu thế, như là những quân lính đánh thuê cho Mỹ và không thể chống đỡ được sự tiến công dũng mãnh của quân giải phóng.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa gọi cuộc chiến này là “Bảo Quốc An Dân”, để nói về những người lính của mình đã và đang đứng trong hàng ngũ quân ngũ bảo vệ một chính quyền tay sai. Được gọi là anh hùng của một quốc gia, nhưng khi quốc gia, một thể chế đứng trước nguy cơ chỉ kéo dài ngắn ngủi 21 năm, những quân dân và cả chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại hèn nhát trước quân giải phóng.

Không có tử chiến, không có tử thủ với tinh thần “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” mà họ lại chọn lối sống hèn nhát, theo kiểu: “quốc gia lâm nguy, cao phi viễn tẩu”. Tức là trước khi quân giải phóng tiến công vào Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và các tướng lĩnh tuyên bố tử thủ, thì lại là những người “cao chạy, xa bay” với số vàng và ngoại tệ đầu tiên khỏi miền nam Việt Nam.

Trong hồi ký Nguyễn Cao Kỳ đã có nêu trường hợp tướng Tư lệnh đồng bằng sông Cửu Long lấy cắp 8.000 đài vô tuyến và 24.000 vũ khí cá nhân do Hoa Kỳ viện trợ để bán hết sạch ra chợ đen để tẩu tán tài sản ra nước ngoài, tài liệu mật từ Tòa đại sứ Mỹ cho biết phần lớn số đó đã lọt vào tay quân Giải phóng.

Nói về tình trạng chính quyền và quân đội Việt Nam cộng hòa tan rã, là phải nói đến tình trạng thời điểm khi Tổng Thống Nixon thúc ép Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải chấp nhận Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973.

Sau khi hiệp định Paris được ký kết, quân đội miền nam Việt Nam với tinh thần đánh thuê sẽ không thể nào đương đầu với quân giải phóng. Những cơ sở, vũ khí còn sót lại của quân đội Sài Gòn sẽ không thể đối mặt được với một đội quân thiện chiến, được trang bị không chỉ bằng vũ khí, mà cái quan trọng nhất chính là lòng yêu nước và quyết tâm chiến đấu để hoàn thành sứ mệnh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chế độ quân dịch Việt Nam Cộng hòa phải chịu sự bất công vô cùng, người nghèo và người không có cơ hội ăn học sẽ phải đi ra trận tuyến, trong khi người giàu có và có điều kiện ăn học sẽ được miễn dịch và sống an toàn ở hậu phương.

Để hợp pháp hóa chính sách quân sự, Nguyễn Văn Thiệu đã biến các học đường thành nơi cung cấp binh lính cho quân đội, với việc ban hành Sắc lệnh Tổng động viên. Nhưng thực chất là một sự ép buộc, học sinh đến tuổi 19 không đậu đại học đều bị sung lính, sinh viên đại học không lên lpwsp cũng phải buộc dừng học để nhập ngũ.

Sắc lệnh động viên và Tổng động viên thời Việt Nam cộng hòa đã cho thấy những bất công, họ làm giả khai sinh để trốn lính, mua chuộc bằng tiền những người gọi lính để cho qua, đút lót để làm lính ma, lính quân cảnh, cảnh sát, phòng tham mưu, văn phòng ở hậu phương.

Vì không có lòng tha thiết với chính quyền Việt Nam cộng hòa, không xác định và định nghĩa được lòng yêu nước, nên những người lính này không hề dám chiến đấu hết mình, dù là họ được trang bị vũ khí “đến tận chân răng”.

Ký giả Alan Dawson đã nhận xét rằng: “Đội quân này trang bị vũ khí tốt hơn bất kỳ nước châu Á nào khác, có nhiều máy bay chiến đấu, có nhiều đạn dược, xăng dầu, quân cụ, xe cộ và lương thực hơn hầu hết các quân đội trên thế giới. Nó chỉ thiếu mỗi một điều thôi. Một người Mỹ nói với một binh sĩ Sài Gòn rằng: “Chúng tôi đã cho anh mọi thứ anh cần, trừ sự dũng cảm. Chỉ tại anh không có thứ ấy”

Ngày 12/11/1968, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Clark Clifford đưa ra lời cảnh cáo công khai với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng: “…Chỉ cần Quân lực Việt Nam Cộng hòa có được nửa lá gan của người cộng sản, thì ngày hôm nay quân đội Hoa Kỳ có thể duyệt binh ở Hà Nội rồi, Quân đội của các ông chỉ biết bắn giết dân thường, bám theo sau và rút chạy trước, tướng lĩnh thì tham nhũng và giỏi nhảy đầm.”

Lá cờ Giải phóng – chứng nhân lịch sử về một cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc

Với một nguyên mẫu xây dựng đất nước vì “chính nghĩa quốc gia”, nhưng sau khi Việt Nam Cộng hòa xảy ra cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, thì lớp sơn giả tạo này đã được phô bày rõ nét. Những tướng lính Việt Nam Cộng hòa khi này đều thừa nhận, việc sống hay chết, thắng hay bại của nền cộng hòa đều do ngoại bang quyết định.

Sự lệ thuộc đến mức như Việt Nam Cộng hòa dựa vào Mỹ thật hiếm có, đến mức Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng phát biểu: “Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập!”

Còn về phía Mỹ, sự lệ thuộc này cũng được Tướng John W. O’Daniel đã nói toạc ra rằng: “Ai chi tiền thì người đó chỉ huy” (Who pays, commands)… Thậm chí, đến những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam cộng hòa, trong một bức mật điện gửi Đại sứ Martin ngày 26/4/1975 đã nói rằng: “Bất cứ điều đình nào cũng phải là giữa Hoa kỳ và phía Bắc Việt chứ không phải giữa Sài gòn và Hà Nội”.

Năm 2005, sau khi trở về Việt Nam và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, nguyên Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ thẳng thắn thừa nhận rằng: “Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm “kép nhất”. Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê…”

Và ngày nay, khi ở hải ngoại, một số người của chế độ cũ đang bám víu vòa Mỹ, họ vẫn luôn trông chờ ở chính phủ Mỹ như một chiếc đũa thần. Bất kỳ lúc nào khi đi biểu tình, họ đều luôn sử dụng cả cờ Việt Nam Cộng hòa lẫn cờ Mỹ, khi chào cờ hay lúc hát quốc ca họ đều luôn sử dụng song song

Có người nói rằng đây là “nguyên tắc lưu vong”, nhưng nếu nhìn thẳng vào sự thật, thì đây là sự yếu kém và sự lệ thuộc vào Mỹ của chế độ Việt Nam Cộng hòa từ khi được thành lập đến khi bỏ trốn ra hải ngoại. Điều này chứng tỏ Việt Nam cộng hòa chưa bao giờ có độc lập và tự chủ cả trên danh nghĩa lẫn thực tiễn, kể từ khi thành lập chế độ.

Đinh Lực (Theo ButDanh.net)