Phó Cục trưởng Môi trường: “Quét nhà, sơn tường, rang lạc, gãi đầu … là nguồn gây ra bụi mịn”

Quét nhà, mở cửa sổ để thay đổi không khí là việc hầu như gia đình nào cũng làm vì cho rằng điều này có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy…Nhồi m.a’.u cơ tim do khói bụi

Chia sẻ tại hội thảo “Chất lượng không khí Hà Nội – Thực trạng và định hướng giải pha’p”, PGS.TS. Trần Ngọc Quang, Bộ môn Vi khí hậu – Môi trường Xây dựng – Trường Đại học Xây dựng cho biết, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động xấu của bụi đến sức khỏe, trong đó có hiện tượng lắng đọng bụi trong phổi người.

Thông thường, mọi người hay nghĩ và sử dụng các biện pha’p phòng chống bụi ngoài trời, đặc biệt là khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, bụi hít phải khi tập thể dục hoặc bụi trong nhà cũng là điều rất đáng quan tâm, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ – những đối tượng có thời gian ở trong nhà nhiều.

Theo PGS.TS. Trần Ngọc Quang, Bộ môn Vi khí hậu – Môi trường Xây dựng – Trường Đại học Xây dựng cho biết, gần đây, nghiên cứu sức khỏe cộng đồng chỉ ra rằng bụi siêu mịn có tác động rất rõ đến sức khỏe. Bụi mịn vào và đọng lại cuống phổi, nhưng bụi siêu mịn n.g.u.y h.i.ể.m hơn vì đi sâu vào túi phổi, thậm chí, nó đi qua các mạch m.a’.u chuyển sang hệ tuần hoàn, vì vậy ô nhiễm bụi liên quan trực tiếp đến bệnh về tim mạch.

Nghiên cứu về nồng độ siêu mịn trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, giờ cao điểm buổi sáng (6h30-8h30) và buổi chiều (16h30-18h30), giá trị nồng độ bụi mịn nằm trong dải từ 27.000-31.000 hạt bụi mịn/cm3. Nồng độ này tương đương với kết quả quan trắc trung bình của Bắc Kinh vào 2014 (30.000 hạt bụi mịn/cm3).

TS Quang cũng cho biết, vào giờ cao điểm, nồng độ bụi mịn cao hơn đáng kể so với giờ thấp điểm, đúng với quy luật nhiều nước, vào giờ cao điểm giao thông, bụi mịn pha’t ra rất lớn do hoạt động giao thông. Bụi mịn trong nhà ngoài ảnh hưởng bởi yếu tố giao thông thì có ảnh hưởng bởi yếu tố khác như đun nấu.

TS Quang kết luận, pha’t thải từ phương tiện cơ giới đã có tác động rõ rệt lên nồng độ bụi siêu mịn bên ngoài công trình và nồng độ bụi siêu mịn bên trong công trình (nhà ở, công sở..) bị ảnh hưởng chủ yếu bởi nguồn bên ngoài do thói quen mở cửa cho thông gió tự nhiên.

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Cục Môi trường cho biết, nguồn pha’t sinh bụi trong nhà đến từ nhiều nguyên nhân như: Sơn tường, nấu nướng (đặc biệt là rán cháy), đun nấu bếp microway, quét nhà… ngay cả hành động rang lạc cũng pha’t sinh thêm nguồn bụi.

“Ở nước ngoài từng có nghiên cứu trong trường học cho thấy, hành vi gãi đầu của học sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nguồn bụi mịn.” – ông Tùng nói.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng

“Về lý thuyết thì như vậy, nhưng mức độ ảnh hưởng ra sao thì còn tùy thói quen, đất nước và văn hóa, cần có nghiên cứu” – TS Hoàng Dương Tùng nói thêm.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cần có đầu tư nghiên cứu về ô nhiễm trong nhà để mọi người có cái nhìn toàn diện hơn nhằm bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

“Hiện nay một số cơ quan như Viện bảo vệ sức khỏe Bộ Y tế hay Viện Bảo hộ lao động môi trường có làm nhưng dường như hoạt động còn nhỏ lẻ nên cần chương trình tổng thể bài bản hơn để nói rõ nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà tại Việt Nam là gì, là bao nhiêu để mọi người biết và giảm thiểu ô nhiễm.” – ông Hoàng Dương Tùng nói.

Chia sẻ về những biện pha’p để giảm thiểu tác hại của bụi mịn trong nhà, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường cho biết, những người có điều kiện có thể dùng máy lọc không khí để lọc không khí trong nhà. Nhưng dễ nhất là nên lau dọn nhà thường xuyên, tránh quét nhà vì hành động này khiến cho bụi bay lên, khi hít vào sẽ ảnh hưởng đến phổi. Khi làm vệ sinh đồ dùng, tủ… trong nhà cần dùng khăn ẩm để làm sạch bụi.

Ông Tùng cũng khuyến cáo, cần mở cửa để thông thoáng không khí chứ không nên tuyệt đối đóng kín cửa để tránh bụi, tuy nhiên, khi nào nên mở cửa cũng là một điều đáng quan tâm.

“Vào những giờ cao điểm buổi sáng hay buổi chiều thì không nên mở cửa, vì lúc này trong không khí có rất nhiều bụi mịn do tác động của giao thông. Đặc biệt, những ngày mà thông tin cho thấy không khí chất lượng kém (ví dụ như hôm 25/8 vừa qua) thì hoàn toàn không nên mở cửa.” – ông Tùng đưa ra lời khuyên.

Bụi siêu mịn PM2.5 có tính gây bệnh cao hơn PM10. Thường thì những hạt PM4.7-10 chỉ có thể vào mũi và hệ hô hấp, tự bản thân cơ thể có thể ho ra để giảm nhẹ mức tổn t.h.ư.ơ.n.g. Nhưng nếu hạt nhỏ hơn thì sẽ đi vào khí quản và phế quản, thậm chí là phần cuối phế quản và m.a’.u, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Ngoài ra, các hạt như PM0.1, PM0.5, PM1, PM2.5 sẽ thẩm thấu vào phế nang, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phế nang. Sau khi vào phế nang, chúng có thể vượt qua vách ngăn khí-m.a’.u (blood-gas barrier) để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, thậm chí chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Những chất độc hại có trong bụi không chỉ gây nhồi m.a’.u cơ tim mà còn dẫn đến thiếu m.a’.u hoặc tổn t.h.ư.ơ.n.g cơ tim. Hoa Kỳ đã khảo s.á.t 25.000 người bị bệnh tim hoặc tim không khỏe và pha’t hiện ra sau khi PM2.5 tăng lên 10 µg/m3 thì tỉ lệ t.h.i.ệ.t m.ạ.n.g của người bệnh sẽ tăng 10% – 27%.

Ngày 5/1/2017, chương trình có tên “Bụi Trung Quốc làm người dân bị sặc, 180 ca t.ử v.o.n.g mỗi giờ” được pha’t trên truyền hình Nga đã trích dẫn số liệu thống kê được báo “The Economist” công bố, số liệu này cho thấy ở Trung Quốc mỗi giờ đồng hồ có 183 người ch.ê’t do khói bụi, tức là có khoảng 4.300 người t.h.i.ệ.t m.ạ.n.g mỗi ngày, 1,6 triệu mỗi năm.

(Trithuc)