Nóng: Các chuyên gia đồng loạt yêu cầu khởi kiện Trung Quốc

Sáng ngày 6 tháng Mười, 2019, theo Twitter của Pham Thang Nam công bố một loạt hình ảnh sơ đồ vị trí chiếc tàu Trung Quốc dựa theo tín hiệu nhận dạng AIS cho thấy tàu Hải Dương 8 chỉ cách bờ biển gần 100 hải lý, vị trí con tàu có lúc chỉ cách đảo Hòn Lớn ở tỉnh Khánh Hòa hay mũi Đại Lãnh tỉnh Phú Yên khoảng 90 hải lý.

Một số chuyên gia cho rằng những động thái mới này, Trung Quốc muốn khẳng định các vùng mới mà tàu Hải Dương 8 hoạt động “thuộc chủ quyền của Trung Quốc”. Điều đó có nghĩa là không phải chỉ có Bãi Tư Chính mà còn có nhiều vùng khác vẫn thuộc chủ quyền của Trung Quốc?

Theo Tài khoản IndoPacific_SCS_Info cho biết, hôm 5/10, có một số nguồn tin tiết lộ rằng có đến 28 tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc hoạt động hỗ trợ cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và sách nhiễu giàn khoan của Việt Nam tại Bãi Tư Chính.

Trước những động thái của Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng tình hình tại Bãi Tư Chính và những vùng thuộc Đặc quyền Kinh tế không hạ nhiệt mà đang có chiều hướng leo thang có thể dẫn đến sự xung đột bằng vũ lực?

Ông Shekhar Sinha, nguyên phó đô đốc Hải Quân Ấn Độ lên tiếng trên Twitter của ông rằng những diễn biến tại Bãi Tư Chính đã trở nên “nguy hiểm cho hòa bình thế giới” và đã đến lúc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc phải lên tiếng, trong đó có 4 thành viên thường trực là Nga, Anh, Pháp và Hoa Kỳ.

Theo thông tin của báo Thanh Niên, sáng ngày 6 tháng Mười, 2019 đã có một buổi tọa đàm chủ đề “Vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế” do Viện Nghiên cứu chính sách luật pháp và phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức, cùng với sự tham dự của nhiều chuyên gia.

Ngoài ra còn có các chuyên gia kinh tế như bà Phạm Chi Lan, ông Lê Đăng Doanh, ông Nguyễn Đình Cung, Tướng Lê Mã Lương, nguyên Đại sứ VN tại Philippines Trương Triều Dương…

Đúc kết buổi tọa đàm, theo các chuyên gia nhận định, trước những hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN, điều VN cần làm là khởi kiện hoặc đưa Trung Quốc ra Hội đồng bảo an LHQ.

Khởi kiện Trung Quốc là ý muốn của toàn dân.

Từ khi các bãi đá chìm nổi thuộc TS mà TQ chiếm của VN năm 1988 được xây dựng thành những căn cứ quân sự năm 2016, TQ thường xuyên, và liên tục nhiều tháng trong mỗi năm, có những hành vi quấy nhiễu vùng biển EEZ của VN, Phi, Mã lai… bằng các phương tiện (hầu như) quân sự được khéo léo ngụy trang dưới hình thức “dân quân” hay các tàu hải cảnh…

Tàu bè hải cảnh và dân quân TQ nhờ các đảo nhân tạo Đá Chữ thập, đá Subi, đá Gạc ma…, lấy các nơi đây làm căn cứ xuất phát cũng như hậu trạm cho nhân sự nghỉ ngơi và tu bổ tàu bè…

Hành vi gây hấn thường xuyên của TQ vì vậy gắn liền với sự hiện hữu các căn cứ quân sự. Nếu ta so sánh ASEAN với Hiệp hội các quốc gia Châu Mỹ (thành lập năm 1948), cơ chế giải quyết tranh chấp của hiệp hội này là Tòa Công lý Quốc tế (ICJ). Tất cả những tranh chấp ở đây đều lấy Tòa Công lý quốc tế làm cơ chế giải quyết.

VN (và các quốc gia ASEAN) đã bỏ lỡ một cơ hội sử dụng luật pháp quốc tế để ngăn chặn TQ trong việc xây dựng đảo cũng như quân sự hóa các đảo.

VN sẽ dễ dàng bảo vệ lợi ích của mình, trước hết củng cố cơ chế giải quyết tranh chấp trong nội bộ các nước ASEAN, tương tự hiệp hội các quốc gia Châu Mỹ: Sử dụng Tòa Công lý quốc tế làm cơ chế giải quyết tranh chấp liên quốc gia. Và chỉ từ cơ chế giải quyết này VN và các nước ASEAN mới có cơ sở thương lượng với TQ về Bộ qui tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).

Nếu COC không có cơ chế giải quyết tranh chấp là một Tòa án quốc tế (như ICJ), thì cam kết này chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của TQ.

Nguồn: FB Trương Nhân Tuấn