Nói trắng ra không có sự tiếp tay của người Việt, Trung Quốc cũng chỉ đứng nhìn và chịu thua!

Thử hỏi từ địa đầu của tổ quốc đến cuối mũi Cà Mau, nơi đâu không có bóng dáng của người TQ? Núp bóng người Việt, người TQ thu tóm đất đai lập doanh nghiệp rồi thậm chí lập thành làng thành xóm tại những dãy đất có vị trí nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng, để thực hiện âm mưu sâu xa. Câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao người TQ lại dễ dàng mua đất xây nhà ngay trên lãnh thổ Việt Nam như thế?

Mới đây, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết cử tri tỉnh Bình Dương, Hải Phòng lo ngại người Trung Quốc “lập xóm, lập phố”, thu mua đất đai gần khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh; còn Bộ Quốc phòng cũng báo cáo nhiều người Trung Quốc đã “núp bóng” thuê, mua số lượng lớn đất đai ở biên giới, khu vực phòng thủ. Điển hình là khu vực sân bay Nước Mặn ở Đà Nẵng, tại dự án đô thị dọc sân bay có 246 lô đất thì người TQ đứng tên 21 trường hợp. Có thông tin cho rằng, người TQ cố tình mua đất sát sườn sân bay nhằm âm mưu độc chiếm, chia cắt hai miền đất nước.

Ngoài sở hữu bất động sản có vị trí trọng yếu mà Bộ Quốc phòng vừa chỉ ra, các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đang ồ ạt thâu tóm thêm nhiều dự án của Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực liên quan đến năng lượng, tài nguyên, thương mại điện tử…

Trong lĩnh vực năng lượng, có thể kể đến dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận). Ngoài dự án này, tại Bình Thuận còn có dự án điện gió Biển Cổ Thạch. Còn tại Hà Tĩnh, có dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2. Tại Trà Vinh có một pháo đài không khác For mosa Hà Tĩnh, đó là Trung Tâm nhiệt điện Duyên Hải, trung tâm này nằm ngay bên bờ Biển Đông, cách không xa cửa sông Hậu và cửa sông Cổ Chiên, Nhiệt điện Duyên Hải rõ ràng là một vị trí hết sức xung yếu về an ninh quốc phòng. Tại những nơi đây, người TQ lập thành những khu phố dành riêng cho người TQ, họ lấy vợ Việt sinh con đẻ cái. Nhiều người lo ngại, năm hay mười năm sau, nơi đây sẽ bị đồng hóa?

Về lĩnh vực thương mại điện tử, các đại gia TQ như Alibaba, Tencent… ồ ạt nhảy vào VN. Như trường hợp của Tiki – sàn thương mại điện tử nằm trong tốp 10 tại Đông Nam Á cũng có bóng dáng của TQ. Ngoài Tiki, Shopee có sự hậu thuẫn lớn của Tencent. Lazada cũng có sự góp mặt của Alibaba.

Hiện người Trung Quốc đang sử dụng hơn 162.000 ha đất ở khu vực biên giới, ven biển có vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng ở Việt Nam qua vỏ bọc là liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất. Không chỉ người Hoa mà một số bộ phận người Việt cũng tiếp tay cho hành động này. Bằng cách đứng ra mua đất, rồi sang tay lại cho người TQ với gia cao để lấy hoa hồng. Những tưởng việc buôn bán này chỉ mục đích sinh lời, nhưng đây là hành vi bán nước. Nói thật, để người TQ chiếm nhiều đất đai của Việt Nam như hôm nay, môt phần là do người Việt tiếp tay. Tại các dự án bằng đường vòng, lập các quỹ, pháp nhân đầu tư từ nước thứ 3, người TQ mua lại cổ phần… thâu tóm để trở thành cổ đông lớn hoặc nắm quyền kiểm soát, chi phối.

Ngoài 162.000 ha đất trên, Trung Quốc cũng đã chiếm lĩnh được hoặc đang tìm cách chiếm lĩnh nhiều vị trí xung yếu nằm ở các vùng duyên hải của Việt Nam như Vũng Áng (Hà Tĩnh),Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân, Đà Nẵng hay Vĩnh Tân (Bình Thuận), v.v., cùng hàng trăm ngàn ha rừng đầu nguồn biên giới khác.

Chiêu trò và thủ đoạn của Trung quốc thì ai cũng biết, đã rõ và chúng ta cũng từng nếm khá nhiều trái đắng. Nhưng hiện nay khi Bộ Quốc phòng công bố, chúng ta chửi họ không chưa đủ và cũng chưa đúng. Nếu không có những người Việt Nam để họ nhờ đứng tên, núp bóng và cấp có quyền phê duyệt cho họ bằng cách nào đó sở hữu đất hoặc thâu tóm được những dự án nhạy cảm thì họ chẳng bao giờ làm được.

Rõ ràng là với Việt Nam, Trung Quốc đang nhắm đến kế thượng sách “không đánh mà thắng”. Không bằng cách này cũng bằng cách khác, TQ đã bỏ tiền ra thâu tóm đất đai tại Việt Nam. Sau đó lập thành phố, thành xóm thậm chí là căn cứ. Nếu người Việt cứ tiếp tay, hay để cho người TQ núp bóng thâu tóm đất đai như thế này, thì tương lai Việt Nam sẽ trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương mà thôi.

Tâm bão