Nói như ông Dương Trí Thành thì nhà nước phải “nuôi báo cô” VN Air lines 5 năm nữa. Ngân sách sẽ mất bao nhiêu nghìn tỷ?

Trong khi cùng là một hãng hàng không, cũng cùng chịu ảnh hưởng mùa dịch nhưng Viet Jet một doanh nghiệp tư nhân thì tận dụng cơ hội mở rộng đường bay, còn VN Air lines một tập đoàn quốc danh thì lại ngửa tay xin hàng chục ngàn tỷ đồng bù lỗ. Nay lại còn trắng trợn tuyên bố: “Mất 5 năm chúng tôi mới bù được khoản lỗ phát sinh”. Với phát ngôn này há chẳng phải nhà nước phải “nuôi báo cô” VN Air lines 5 năm nữa ư?

Trong mùa dịch Viet jet và VN Air lines cùng tổ chức hàng ngàn hàng ngàn chuyến bay trong đó rất nhiều chuyến bay không tải một chiều, đưa người dân Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… về nước. Để vận hành các chuyến bay này, Vietjet đã phải bù lỗ con số lên tới vài trăm tỷ đồng. Còn VN Air lines thì sao, thì đã có nhà nước lo?

Sau những chuyến bay có bảo trợ ấy, người ta không thấy VN Air lines có hành động vì ngoài việc ngửa tay xin 62.000 tỷ ngân sách bù lỗ do ảnh hưởng dịch bệnh, và hãng này còn ra tối hậu thư là phải chuyển trong tháng 4. Còn Viet Jet thì ra mắt chương trình tặng gói bảo hiểm SKY COVID CARE với mức hỗ trợ chi trả từ 20.000.000 đồng và tối đa lên đến 200.000.000 đồng cho tất cả hành khách bay trên các chuyến bay nội địa của hãng. Tuy bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh như các doanh nghiệp khác, nhưng Vietjet vẫn không ngừng mở rộng thị trường tại Ấn Độ 1,2 tỉ dân. Thử hỏi VN Air lines có cảm thấy xấu hổ hay không?

Giờ ông Dương Trí Thành – Tổng giám đốc VN Air lines lại khẳng định tại hội nghị “Đối thoại với doanh nghiệp”, với quy mô có khoảng 100 máy bay, sau dịch bệnh, nếu làm ăn tốt thì hãng tối thiểu phải mất 5 năm mới bù được khoản lỗ phát sinh. Cho nên chính sách hỗ trợ không chỉ ở trong thời gian dịch bệnh mà phải kéo dài một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, các gói hỗ trợ cũng cần có lộ trình, thứ tự những ngành nào mang tính chất dẫn đường thì cần phải được ưu tiên trước. Ngành mang tính chất dẫn đường, theo nghĩa của ông Thành là ngành như thế nào vậy? Phải chăng ông đang ngầm ý muốn VN Air lines phải được ưu ái trước tiên? Thực sự mà nói trong kinh tế, ngành nào tạo ra lợi nhuận nhiều thì là ngành dẫn đường. Lúc nào cũng báo lỗ mà muốn dẫn đường, liệu VN Air lines dẫn đi lên thiên đường hay xuống địa ngục đây?

Hết muốn được ưu tiên trước giờ còn khẳng định sau dịch mất 5 năm mới trở lại bình thường, thì chẳng khác nào cảnh báo trước là sau dịch nhà nước phải bù lỗ? Mất 5 năm “nuôi báo cô” VN Air lines thì ngân sách sẽ mất bao nhiêu ngàn tỷ nữa? Thử hỏi nhà nước DN nhà nước nào cũng đòi hỏi nuôi năm bảy năm sau khi dịch kết thúc như VN Air lines thì nền kinh tế VN sẽ đi về đâu? Liệu bầu sữa ngân sách còn giọt nào để nuôi dân nữa hay không?

So sánh về tiềm lực thì VN Air lines Viet Jet về số lượng máy bay và nhân lực, vậy mà năm 2019, VN Air lines thu về hơn 101.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ đạt hơn 3,3 nghìn tỷ đồng. Còn Viet Jet có doanh thu chỉ 52.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận đạt gần 5 nghìn tỷ đồng. Trong lúc dịch bệnh VN Air lines cắt giảm lao động còn Viet Jet thì giảm lương nhân. Vậy mà cổ phiếu của Vietjet chỉ giảm nhẹ, quanh mốc 100 nghìn/CP và vẫn đang giữ phong độ trong nhóm blue chip. Còn cổ phiếu VN Air lines có thị giá quanh mốc 20 nghìn đồng/CP, vừa được loại khỏi danh sách Margin do vấn đề cáo bạch tài chính. Vì sao Viet Jet trụ được còn VN Air lines thì không? Là con cưng của Bộ GT-VT, được ưu ái đủ đường thế mà không biết tận dụng cơ hội để trưởng thành, chả lẽ VN Air lines vẫn cứ muốn suốt đời không cai sữa mẹ.

Phải chăng năng lực kinh doanh của lãnh đạo VN Air lines có vấn đề, hay là quen thói dựa dẫm xin tiền, mà không chịu lao động? Nếu có tư tưởng này thì nên tư nhân hóa hết cho xong, để quốc danh làm gì mà suốt ngày cứ lấy ngân sách – tiền thuế của dân ra bù lỗ? Dân thì còng lưng đóng góp cho những kẻ phá hoại lười lao động thế này thì biết bao nhiêu cho đủ. Nói thật hãy tư nhân hóa VN Air lines và các doanh nghiệp nhà nước đang độc quyền, có như thế thì bầu sữa ngân sách mới còn phần cho dân.

Tường Lâm