Nhào vô! Ai có tiền mua rẻ tài sản quốc gia Việt Nam?
“Cần biết rằng hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều sở hữu khá nhiều vị trí đất vàng đắc địa”
Nhào vô…! Ai đủ điều kiện thời thế mua rẻ hết các doanh nghiệp VN?
Từ ngành điện là Công ty cổ phần (CTCP) Xây lắp điện I (PC1). Đến nhóm dầu khí, như Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS), Tổng CTCP Vận tải dầu khí (PVT) lao dốc không phanh, đến Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Tổng CTCP Dầu Việt Nam (OIL) cũng tìm thấy đáy mới ở vùng gần 5.000 đồng/cổ phiếu, giá tương đương với một cốc trà đá.
Nhào vô…! Công ty cùng đất Vàng.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT), không chỉ được cho là ngành hưởng lợi trước các hiệp định thương mại tự do đã ký kết gần đây, mà còn sở hữu nhiều đất vàng. Với cơ cấu cổ đông có Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sở hữu hơn 53% cổ phần và tập đoàn Vingoup nắm 10% cổ phần, nhưng giá cổ phiếu vào cuối tháng 3 đã rớt về dưới mốc 6.000 đồng/cổ phiếu, trước khi bật lại vùng 8.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Nhào vô…!
Hay như Tổng CTCP Hàng không Việt Nam (HVN) cũng rớt từ đỉnh cao hơn 58.000/cổ phiếu cách đây hai năm xuống chỉ còn dưới 18.000 đồng/cổ phiếu tại mức thấp nhất gần đây. Nhà nước đang sở hữu hơn 86%, còn cổ đông chiến lược là tập đoàn Hàng không Nhật Bản ANA Holdings Inc cũng nắm gần 8,8%. HVN gần đây cho biết nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quí 4-2020, tổng doanh thu ước đạt 38.140 tỉ đồng, giảm 34% so với kế hoạch, lỗ 19.651 tỉ đồng.
Nhào vô…! Trong thời gian tới, với các thương vụ chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) lớn như:
MobiFone, VNPT, Genco 1, Genco 2, hay các thương vụ cổ phần hóa như Agri bank, những tập đoàn của Nhà nước kinh doanh trong những ngành nghề hấp dẫn, thì trước tình trạng các kênh đầu tư trở nên suy yếu như hiện nay, cơ hội để tham giá đấu giá và mua cổ phần tại những doanh nghiệp này với giá trị thấp là hiển hiện.
Thực tế thời gian qua cho thấy trong quá trình định giá nhiều doanh nghiệp nhà nước, giá trị của các tài sản đất “vàng” chưa được đánh giá đúng mức, nên không ít thương vụ Nhà nước bị hớ khi cổ phần hóa và thoái vốn, còn phía nhà đầu tư khi tham gia góp vốn, hoặc tìm cách thâu tóm các doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ chăm chăm vào giá trị của các mảnh đất vàng, chứ ít khi vì muốn đồng hành với những hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp…
“Cơ hội mua rẻ tài sản quốc gia”
“Nỗi lo về khả năng các tập đoàn có giá trị tài sản lớn bị thâu tóm khi giá cổ phiếu xuống thấp là có cơ sở.”
NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NHÀO VÔ…! (Có bao % là Tầu vào mua?)
Thống kê cho thấy, trong quí 1-2020 chứng kiến 2.523 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 2 tỉ đô la Mỹ, giảm 65,6% so với cùng kỳ.
Đáng lưu ý là trong đó chỉ có 455 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 0,71 tỉ đô la, giảm mạnh 85% so với cùng kỳ; ngược lại có đến 2.068 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,25 tỉ đô la, tăng 39% so cùng kỳ.
Cần biết rằng các thương vụ không làm tăng vốn điều lệ thường diễn ra dưới các hình thức cổ đông trong nước thoái vốn, hoặc chính doanh nghiệp tự bán mình cho nước ngoài.
Rõ ràng, nếu không có chiến lược cụ thể, nguy cơ VN bị Tàu thâu tóm là rất cao.
FB Quốc Hung