Người tố cáo gian lận thi ở Hà Giang cần được bảo vệ gấp

Thầy giáo Trần Mạnh Hùng, thầy Vũ Khắc Ngọc và thầy Đỗ Ngọc Hà, là 3 thầy giáo đã đứng lên đặt ra những nghi vấn về tiêu cực trong thi cử ở Hà Giang. Để hôm nay, những thông tin hơn 300 bài thi của 114 thí sinh được sửa điểm ở Hà Giang đã cho thấy có sự can thiệp của lãnh đạo địa phương, làm ảnh hưởng tiêu cực tới nền giáo dục nước nhà.

Pháp luật tốt nhưng chưa đủ rộng để bảo vệ tất cả

Vụ gian lận thi cử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở Hà Giang đến nay đã được khởi tố, thủ phạm can thiệp để sửa điểm bài thi, nâng điểm bài thi là ông Vũ Trọng Lương – Phó Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, thuộc Sở giáo dục và đào tạo Hà Giang, đã bị bắt giam.

Ba thầy giáo đứng lên chống tiêu cực ở Hà Giang

Tính đến thời điểm này, những nghi vấn về gian lận đã được mở rộng và phát hiện thêm những bài thi được sửa điểm ở Hà Giang. Đây là vụ gian lận thi cử lớn nhất ở lịch sử nước nhà từ xưa đến nay và gây nên sự bức xúc vô cùng lớn trong xã hội.

Nhưng để có được sự vào cuộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan điều tra và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhanh chóng và kịp thời đến như vậy. Thì “công đầu” của vụ việc phát hiện sai phạm đó phải là 3 người thầy giáo nổi tiếng ở Hà Nội.

Đó là thầy giáo Trần Mạnh Hùng – Giáo viên trường THCS & THPT Lương Thế Vinh, 2 thầy Đỗ Ngọc Hà và thầy Nguyễn Thanh Tùng đều là chuyên gia đến từ Hệ thống giáo dục Học Mãi. Ba thầy là những người đầu tiên phát giác, dám đứng lên tố cáo tiêu cực trong thi cử ở Hà Giang.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 ở cả nước chỉ có 76 thí sinh đạt mức trên 27 điểm, thì riêng ở Hà Giang một tỉnh nghèo của cả nước. Thiếu thốn về mọi mặt nên nhìn chung hệ thống giáo dục cũng được đánh giá là kém so với nước, lại có tới 36 thí sinh nằm trong số thí sinh điểm cao nhất của cả nước. Một con số quá lớn khi chiếm tới gần nửa số thí sinh với 47,37%, đã thế trong khi lượng thí sinh ở tỉnh này chỉ chiếm 1/170 của cả nước.

Ba vị thầy giáo trên, được coi là người hùng đã “châm ngòi” về một sự thật tiêu cực đang diễn ra ở Hà Giang, những điều bất thường mà lẽ ra một tỉnh này không thể có kết quả đáng ngờ như thế. Hơn hết, ở phía sau 114 thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT 2018 bất thường lại là những em học sinh “con nhà giàu” hoặc hay không thì cũng là “con cháu các cụ cả” ở trong cơ quan nhà nước.

Nhưng người hùng thì có tài giỏi bao nhiêu, thì nguy hiểm cũng sẽ rình rập bấy nhiêu, sự an toàn của 3 người thầy dám đứng lên chống tiêu cực hôm nay, có lẽ đã trở thành mối nguy hiểm trong mắt một số người. Và chắc chắn, họ sẽ không thể tránh nổi những lời đe dọa, ảnh hưởng đến bản thân và gia đình họ.

Và điều mà chúng ta cần quan tâm lúc này, đó là làm sao để bảo vệ những người đã dám đứng lên tố cao những sai phạm trong xã hội, trong đấu tranh phòng chống tham nhũng và cả trong giáo dục.

Việt Nam là quốc gia thực hiện tốt chế độ dân chủ, trong hệ thống pháp luật đều quy định những điều bảo vệ về việc công dân phát hiện những vi phạm, những hành vi trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Thể chế hóa Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật khác đã có những quy định để bảo vệ người tố cáo như: Luật Khiếu nại năm (2011); Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, bổ sung năm 2012; Bộ luật hình sự (BLHS) sửa đổi, bổ sung năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) sửa đổi năm 2015; và một số văn bản kèm theo khác.

Riêng trong Luật Tố cáo thì có hẳn một chương để bảo vệ người tố cao, nhưng trong văn bản này chỉ đưa ra những quy định chung nhất về người tố cáo, người bị tố cáo, thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục…

Chứ không hoàn toàn có những quy định bảo vệ những đối tượng như 3 thầy giáo, đã đứng lên tố cáo vụ việc ở Hà Giang vừa qua. Bởi đây là một hành động mang tính chất tự phát, tự tố cáo thông qua mạng xã hội, chứ không phải thông qua các cấp chính quyền.

Như vậy, dù có Luật nhưng xét theo đúng nghĩa thì không thể đủ cơ chế bảo vệ các thầy giáo và chắc chắn chính họ sẽ phải đối mặt với những hiểm nguy.

Chia sẻ thông tin trên báo Vietnamnet thì đến thời điểm hiện tại, cả thầy Trần Mạnh Tùng và thầy Vũ Khắc Ngọc đều đã nhận được những tin nhắn, cuộc gọi mang tính chất đe dọa, lăng mạ xúc phạm và có thể gặp nguy hiểm bất kỳ lúc nào.

Những người đứng lên chống tiêu cực đều bị trù dập

Có thể nói, vụ gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang, là một trong những vụ việc tiêu cực nhất trong ngành giáo dục của Việt Nam từ xưa đến nay.

Những người dám đứng lên chống tiêu cực ở Hà Giang hôm nay, liệu sẽ có phải chung số phận với và sự khó khăn như những vụ việc chống tiêu cực trước đây như thầy Đỗ Việt Khoa ở Hà Tây (cũ) hay không?

Mặc dù báo chí vẫn luôn ca ngợi thầy Khoa, nhưng tính đến thời điểm thời này cuộc sống của thầy sau 12 năm năm đứng lên chống tiêu cực vẫn gặp phải khó khăn vô cùng.

Còn nhớ, năm 2006, khi những ngày thi tốt nghiệp THPT căng thẳng vừa kết thúc, thầy Đỗ Việt Khoa – một trong những giám thị tham dự coi thi tốt nghiệp THPT ở điểm thi THPT Phú Xuyên A (Hà Tây cũ), đã một mình đứng lên đăng tải những clip tố cáo sai phạm tại hội đồng thi này.

Trong hình ảnh trực tiếp được thầy Khoa ghi lại, đã cho thấy rõ những giáo viên bỏ vị trí coi thi, nhân viên phục vụ tham gia phát bài thi ngoài quy định. Thậm chí, những giám thị coi thi còn nhận tiền để sẵn sàng làm ngơ trước tiêu cực.

Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử đoàn thanh tra đột xuất kiểm tra và xác minh rõ sự việc tốt cáo này. Toàn bộ số bài thi ở 3 hội đồng thi có những biểu hiện sai phạm quy chế, ngay sau đó đã phải chấm lại và tìm ra những sai phạm.

Mặc dù được báo chí ngợi ca, được nhiều người ủng hộ, Bộ Giáo dục đánh giá sự cống hiến của thầy. Nhưng kể từ ngay sau đó, 12 năm nay cuộc sống của thầy vẫn chưa thể bình yên, vì vẫn còn đó sự hận thù của những người bị tố cáo và chịu hình thức kỷ luật năm xưa.

Cuộc sống của thầy Khoa sau nhiều năm chống tiêu cực vẫn gặp khó khăn vô cùng

Còn năm 2012, khi sai phạm, thiếu trung thực và gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia ở trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) được thầy Nguyễn Danh Ngọc (giáo viên Thể dục, trường THPT Đồi Ngô, Bắc Giang) đứng lên tố giác, cũng gặp phải không ít khó khăn và sự đe dọa đến mức phải tìm đường sang nước ngoài để sinh sống.

Thầy Ngọc là người đã ghi lại cảnh giáo viên tự nhiên đi lại và phát phao thi cho những thí sinh trong phòng, trước sự chứng kiến của 2 giám thị khác. Trong phòng thi những thí sinh vẫn hồn nhiên sử dụng phao thi và trao đổi một cách hồn nhiên.

Ngay lập tức, bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành vào cuộc điều tra và chỉ đạo tỉnh Bắc Giang nhanh chóng xử lý. Sau hơn 2 tháng thanh tra, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang đã quyết định kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên và nhân viên có liên quan đến vụ việc này.

Sau đó, áp lực quá lớn từ phía những người bị kỷ luật, nên sau khi tố cáo vụ việc sai phạm ở kỳ thi tốt nghiệp tại trường THPT dân lập Đồi Ngô năm 2012. Thầy giáo Nguyễn Danh Ngọc đành phải chấp nhận qua Nhật để học tiếng Nhật để kiếm kế mưu sinh.

Những người đứng lên tố cao sai phạm trong giáo dục, là những người đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam có chất lượng hơn. Để những người chủ nhân tương lai của đất nước có được niềm tin, khi nhận trách nhiệm “sánh vai cùng với cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ dạy. Vì thế, cần phải có những quy định phù hợp, kịp thời để sớm bảo vệ những cá nhân, tập thể dám đứng lên chống tại tiêu cực trong nền giáo dục, thay vì để họ phải chống chọi một mình như hiện nay.

(Theo But Danh)