Ngành điện đang kêu hết than, âm mưu tăng giá điện hay dâng không lãnh thổ cho Trung Cộng?
Đa phần các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đều làm kinh tế theo công thức BỐN LỜ là LẤY LỖ LÀM LỜI, vì vậy sẽ không lạ gì việc ngành điện dọa đóng cửa một số nhà máy nhiệt điện than vì lý do chính đáng là THIẾU THAN. Khi lập dự án xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện than, chắc chắn trong thuyết minh dự án luôn đề cập đến nguồn nguyên liệu đầu vào là than đá với những luận chứng rất khoa học, thuyết phục với tầm nhìn rất xa song hành với tuổi thọ của nhà máy và công suất hữu dụng. Vậy tại sao hôm nay EVN lại kêu khó vì THIẾU THAN ?
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 11/2017, xuất khẩu than của Việt nam tăng mạnh, có mức tăng 106% về lượng và trên 152% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016, đạt 1,98 triệu tấn, tương đương 257,66 triệu USD. Vậy mà đúng 01 năm sau, EVN lại dọa sẽ cắt điện vào đầu năm 2019 lý do các nhà máy nhiệt điện thiếu than vận hành. Thực chất có phải do thiếu than hay vì mục đích gì khác mà thiếu than chỉ là cái cớ ?
Theo thống kê của của Tổng cục Hải quan, 05 tháng từ tháng 5 đến tháng 9/2018, Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu than đá khoảng 8,4 triệu tấn. Tính bình quân, giá than nhập khẩu về Việt Nam là 2,67 triệu đồng/tấn, giá than nhập thấp hơn 330.000 đồng/tấn so với giá than xuất đi. Có nghĩa là Việt Nam đang tăng cường nhập các loại than cám, than phẩm cấp thấp để xuất những loại than giá trị cao như antraxit, than đá vỉa, than cốc. Nói cụ thể hơn là Việt Nam đang xuất khẩu than chất lượng cao cho Trung cộng rồi nhập khẩu ngược lại loại chất lượng kém hơn, giá cao hơn gấp 02 đến 03 lần giá đã xuất bán cho Trung cộng.
Tại sao lại có chuyện “mang củi về rừng bán rồi mua muối từ rừng mang về ruộng muối” xảy ra tại ngành than của Việt nam như vậy ? Câu hỏi này nếu đặt ra cho các nhà kinh tế học siêu đẳng thế giới họ cũng bó tay chịu thua. Tuy nhiên nếu đứng về góc độ chính trị thì sẽ dễ dàng giải đáp vì đây là Việt nam vừa làm kinh tế theo công thức BỐN LỜ, vừa trả nghĩa cho bạn vàng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ hay nói trắng ra là trả nợ trong chiến tranh mà cộng sản Bắc Việt đã vay mượn từ Trung cộng. Việc trả nợ cho Trung cộng ngoài cách “xuất rẻ – nhập đắT” xem chừng chưa đủ mà còn phải đào bới, tróc nã hết bể than Sông Hồng lên mới thỏa lòng đôi bên.
Hiện nay Việt nam đang chăm chăm vào bể than Sông Hồng, đã tiến hành khai thác thử nghiệm tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên,… Cái khó hiện nay là nguồn vốn đầu tư cũng như phản ứng từ phía dư luận. Để vượt qua cái khó này thì Việt nam chơi bài “đánh đố” nhân dân Việt Nam bằng cách “chọn than đá để có điện xài hay giữ ruộng vườn, nhà cửa”.
Để gây thêm áp lực về việc thiếu điện do thiếu than, Việt nam bước một bước dài hơn trong việc hạn chế nhập khẩu than đá bằng cách vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015, theo đó động của ngân hàng cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ để chi trả tiền nhập khẩu vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và dịch vụ cho nước ngoài phục vụ hoạt động kinh doanh sẽ chấm dứt kể từ ngày 31/12/2018. Không được vay ngoại tệ thì các nhà cung ứng than lấy đâu ra USD để nhập than đá về bán cho các nhà máy nhiệt điện. Không nhập được than đá buộc phải tăng sản lượng khai thác trong nước, muốn vậy phải tăng vốn đầu tư mở rộng, điều này càng khó hơn lên trời vì hiện nay Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt nam – TKV đang nợ như chúa chổm. Vì vậy cách tốt nhứt là phải vay vốn của Trung cộng để tăng sản lượng khai thác than trong nước, vay thì phải có thế chấp, tài sản thế chấp mà Trung cộng ưng ý nhất chính là BỂ THAN SÔNG HỒNG.
(Theo Facebook)