Mỹ rút khỏi Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, Tàu Cộng lạnh sống lưng, Việt Nam dự tính ra sao?
Hôm trước tui có nói vui chuyện “THIẾT BẢN ĐỒ VÀ QUÀ SANH NHỰT PUTIN TẶNG TẬP” xoay quanh câu chuyện “Con chim lông trắng” với kết luận 4 con chim lông đen ép chết con chim lông trắng là việc 4 khối cường quốc lần lượt là Mỹ, Liên Âu, Nhựt Bổn, Nga ép chết Tàu cộng. Nay có tin ông Trump muốn rút Mỹ ra khỏi HIỆP ƯỚC AN NINH MỸ – NHẬT vì ông cho rằng đây là một Hiệp ước “bất công”. Bất công hay ủ mưu thì chúng ta cùng lan man thế sự để hình dung ra mục đích cuối cùng của những cái đầu vĩ đại là Donald Trump và Shinzo Abe.
Khi lãnh 2 trái bom hạch tâm của Mỹ, Đế quốc Nhật Bản đã đầu hàng và chấp nhận bị chiếm đóng, bị áp đặt bởi phe thắng cuộc.
Phải đương đầu với những khó khăn to lớn đã và sẽ diễn ra trước mắt, Nhật Bản không còn con đường nào khác ngoài việc phải tìm cách dựa vào Mỹ, nước đồng minh thắng trận đang kiểm soát mình.
Việc Nhật Bản chọn kẻ thù Mỹ để làm chỗ dựa là một quyết định đúng đắn và sáng suốt bởi vì một sự thật hiển nhiên là sau Đệ nhị thế chiến, Mỹ đã trở thành một siêu cường về mọi mặt. Dựa vào Mỹ vì chỉ có Mỹ mới giúp Nhật Bản khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại và tập trung phát triển kinh tế. Hơn nữa, cả Mỹ và Nhật Bản đều phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nên sẽ dễ dàng tìm ra những điểm tương đồng hơn là dựa vào Liên Sô, một nước mà từ lâu đã có nhiều mâu thuẫn với Nhật Bản và lại gặp nhiều khó khăn cho chiến tranh gây ra.
Đặc biệt, trong quá trình xâm lược của Nhật Bản trong Đệ nhị thế chiến đã gây ra rất nhiều “thâm cừu đại hận” mà sát nách là Liên Xô, TQ và Bắc Hàn. Vì vậy nếu Nhật Bản không tranh thủ cái ô của Mỹ thì chắc chắn một điều nước Nhật sẽ bị các thế lực này xua quân đánh chiếm, liệu Tokyo có tránh khỏi số phận của Hòn ngọc Viễn đông Sài Gòn hay không? Chắc chắn sẽ tệ lậu hơn vạn lần bởi vì “khác máu tanh lòng, bởi vì thâm cừu đại hận”.
Vì vậy ngay sau kết thúc Đệ nhị thế chiến, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là ông Shigeru Yoshida (nhiên kì 1946 – 1954) đã đề ra một chánh sách mà sau này được gọi là “học thuyết Yoshida” nội dung của học thuyết này bao gồm ba vấn đề trong đó nội dung quyết định dựa vào Mỹ về mặt an ninh. Năm 1951, tại San Francisco của Mỹ, bản văn Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật đã được kí kết. Theo đó, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh cho Nhật Bản, đổi lại Nhật sẽ cung cấp một phần kinh phí tương đương 1% GDP của Nhựt.
Theo Hiệp ước trên thì Mỹ sẽ phải bảo vệ nước Nhật khi bị tấn công còn ngược lại khi Mỹ bị tấn công thì Nhật ngồi uống trà đào xem trò nóng ruột mà không giúp được gì cho Mỹ cả. Rõ ràng đây là một Hiệp ước vừa “bất công” cho Mỹ vừa gây tiếng xấu cho Mỹ bởi các thế lực thù địch của Mỹ mỉa mai rằng “Mỹ là gã bảo vệ cho Nhật Bản để ăn lương”, bản thân người Nhật sau này cũng không vui vẻ gì khi họ đã là một cường quốc nhưng về an ninh quốc gia thì vẫn là một cậu ấm được Mỹ ẵm bồng trên tay.
Sự mất cân bằng trên đã khiến liên minh quân sự Mỹ – Nhật mang đậm chất phòng thủ, nó hoàn toàn vô dụng nếu có nguy chiến tranh toàn diện ở qui mô cao như cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Sô trước đây. Ngay như đến hôm nay, nước Nhật không thiếu bất kỳ thứ gì ngoài 2 thứ là vũ khí hạch tâm và hỏa tiễn đạn đạo. Vì thiếu 2 món đồ chơi thời thượng này mà Nhật luôn bị Bắc Hàn, Tàu cộng ức hiếp.
Sự ấm ức của Nhật đã lên đỉnh điểm và được bộc lộ tại Hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạch tâm tổ chức ngày 25/4/2013 tại Geneva, Thụy Sĩ với Tuyên bố chung có nội dung “nhấn mạnh tính phi nhân đạo của vũ khí hạch tâm, không sử dụng vũ khí hạch tâm trong bất cứ trường hợp nào”, nhưng Nhật Bản, quốc gia duy nhứt bị hại bởi vũ khí hạch tâm đã không kí vào Tuyên bố chung này. Lý giải cho việc không kí, đại diện Chánh phủ Nhật Bản là Đại sứ Mari Amano nói “Tuy bày tỏ tán thành với tính chất phi nhân đạo của việc sử dụng vũ khí hạch tâm, nhưng việc không sử dụng vũ khí hạch tâm trong bất cứ trường hợp nào không phù hợp với chánh sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản”.
Không có vũ khí hạch tâm và hỏa tiễn đạn đạo, nước Nhật như con cừu non trước họng sói đói là Tàu cộng. Với tham vọng bá chủ thế giới, với bản chất trả thù “mười năm chưa muộn”, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Tàu cộng thì sự bảo kê của Mỹ với chỉ 1% GDP của Nhật sao có đủ khả năng kháng cự lại hỏa tiễn tầm xa mang vũ khí hạch tâm của Tàu cộng?
Còn nhớ vào tháng 4/2013, tướng của Tàu cộng là La Viện đã nói về “sách trắng quốc phòng” mới của Tàu cộng với tờ Văn Hối xuất bản tại Hong Kong rằng “Tàu cộng không sử dụng vũ khí hạch tâm trước nhưng một khi an ninh, LỢI ÍCH CỐT LÕI của Tàu cộng bị uy hiếp thì vũ khí hạch tâm sẽ là một trong những lựa chọn của Tàu cộng”. Với Tàu cộng thì chỗ đách nào nó cũng nói là LỢI ÍCH CỐT LÕI tuốt. Với Nhựt Bổn thì Senkaku, với rìa Tây Thái Bình Dương thì Đài Loan, Biển Đông,…
Hết lan man để quay về cốt lõi của vấn đề, nếu ta làm phép kết nối thì sẽ thấy tại sao ông Trump liên tục công kích các đồng minh, đối tác truyền thống của Mỹ, liên tục hủy bỏ các Hiệp ước, Hiệp định thâm căn cố đế có từ lâu do các tiền nhiệm sáng lập, kí kết. Có phải ông Trump là người muốn đảo lộn trật tự thế giới không? Câu trả lời của cá nhơn là “CÓ nhưng KHÔNG – KHÔNG nhưng CÓ”, bởi vì:
Kẻ thù mà ông Trump đang đối mặt và đòi xóa sổ nó không phải là phát xít Đức, Hồng quân Liên Sô mà là Tàu cộng, anh cả của CNXH. Với bản chất tiểu nhơn, thâm độc và tàn ác của Tàu cộng thì một khi nó bị ông Trump đánh cho xiểng liểng, khả năng nó không chấp nhận đầu hàng mà sẽ cưa bom hạch tâm để chết chùm. Nhắm vào nước Mỹ thì Tàu cộng không đủ đẳng nhưng nhắm vào đồng minh của Mỹ quanh nó như Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn và kể cả Việt Nam khi dám lật lọng nó ở Biển Đông thì rất khả dĩ.
Là người nhìn xa trông rộng, đọc trước suy nghĩ của kẻ tiểu nhơn, độc ác, ông Trump cùng với các đồng minh chiến lược như ông Shinzo Abe, bà Thái Anh Văn đã tính tới việc Tàu cộng bí túng làm liều là xách vũ khí hạch tâm ra nện vào họ. Vì vậy họ đã cùng nhau bàn thảo để đi những nước cờ độc đáo là “muốn buộc phải tháo”. Buộc là buộc cổ Tàu cộng, Tháo là tháo khỏi các Hiệp ước đã kí kết với Nga, Liên Âu, Nhật Bản,… trước đây để sau đó buộc lại bằng cách “thả cho họ tự thân vận động”, dĩ nhiên khi ông Trump rút khỏi Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật chẳng hạn thì nước Nhật sẽ tự bảo vệ mình.
Với tiềm lực tài chánh và trí tuệ, người Nhật sẽ không khó cho ra lò hàng đống hỏa tiễn tầm xa, hàng lố bom hạch tâm bởi vì thực ra những thứ này đang được Nhật Bản giấu kín trong kho từ lâu. Tuy nhiên vì cái Hiệp ước San Francisco 1951 kia đã không cho phép Nhật Bản chưng diện sang chảnh mà thôi.
Trông người mà ngẫm đến ta, nhìn Nhật Bản chuẩn bị tự vệ, tự cường thì Việt Nam sẽ có đối sách gì? Đã chuẩn bị được gì để phòng thủ? Có lẽ không, mà cũng có lẽ là có. Vì mới đây, tại HNCC ASEAN 34 tại Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối Tàu Cộng vì những hành động hung hăng, bá quyền trên biển Đông. Hy vọng lắm thay!
FB Tran Hung