Lịch sử dân tộc Việt Nam “không có chỗ” cho tư duy nô lệ và lệ thuộc
Xin đừng vì một chút nhu nhược mà dâng đất nước này cho bất kỳ ai, đừng làm vấy bẩn lên lá cờ Tổ quốc thiêng liêng ngày hôm nay, đừng đánh mất đi giá trị lịch sử dân tộc. Để rồi nhận lại những cuộc xung đột chiến tranh, chia rẽ quốc gia bằng… máu và nước mắt.
Xin đừng yêu nước kiểu “rước voi giày mả tổ”
Ngày 17/6/2018 vừa qua, các linh mục hạt Văn Hạnh (Hà Tĩnh) thuộc giáo phận Vinh đã kích động giáo dân toàn hạt để tụ tập, tuần hành, biểu tình quanh nhà thờ để lên tiếng phản đối Luật an ninh mạng và Dự thảo luật Đặc khu kinh tế.
Trong đó, có nhiều nội dung cho thấy các linh mục đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân, đặc biệt là người già, trẻ em,… để thực hiện các hành vi có bản chất là âm mưu chính trị. Muốn chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc, mong muốn sự lệ thuộc vào các quốc gia tư bản, các thế lực thù địch ở ngoài lãnh thổ…
Trong những cuộc biểu tình, tuần hành… diễn ra trong thời gian hiện nay về việc phản đối Luật An ninh mạng và dự thảo Luật đặc khu kinh tế đã cho thấy. Nhiều đối tượng sử dụng cờ các nước khác, khẩu hiệu,… cho thấy tư duy nô lệ và lệ thuộc, khi kêu gọi các quốc gia nước, tôn giáo can thiệp vào nội bộ Việt Nam.
Không chỉ những nội dung được ghi nhận tại cuộc tuần hành của giáo xứ Văn Hạnh, thuộc giáo phận Vinh vừa qua. Mà trong những ngày 9 – 10/6 vừa qua, ở một số địa phương có những cuộc biểu tình cũng cho thấy một số tượng cầm cờ Mỹ với mong muốn có sự can thiệp của nước ngoài với tình hình đất nước, vận mệnh quốc gia.
Tư duy nô lệ và lệ thuộc của một số đối tượng hiện nay chẳng khác gì cảnh “cõng rắn cắn gà nhà”, khi một dân tộc đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử kiên cường chống lại ngoại xâm, để giữ cho kỳ được nền độc lập, tự do.
Chưa có triều đại phong kiến Việt Nam, hay thời đại cận đại đến hiện đại ngày nay, Việt Nam chưa bao giờ có tư tưởng cầu cứu ngoại bang, mà hầu hết đều “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”.
Vậy mà, những kẻ đi biểu tình, phản đối luật An ninh mạng, dự thảo Luật đặc khu kinh tế lại mang theo mình một tư tưởng nô lệ, phụ thuộc với cờ và khẩu hiệu về một đất nước từng là kẻ thù của cả dân tộc, từng reo rắc nỗi ám ảnh chiến tranh ác liệt, từng lấy đi không biết bao nhiêu máu và nước mắt của đất nước Việt Nam.
Một đất nước đang hòa bình, ổn định và phát triển như thế này, thì thử hỏi, tại sao lại muốn có sự can thiệp của bàn tay nước ngoài? Tại sao lại muốn thân Mỹ, Nga, Trung Quốc… để cứu Việt Nam bằng sự can thiệp quân sự, bằng những lệnh trừng phạt kinh tế, gây áp lực lên chính trị?. Những quốc gia đó đã làm gì cho Việt Nam khi đất nước lâm nguy, mà đòi đại diện cho nhân dân, cho dân tộc này?
Người Việt, dân tộc Việt xưa nay chưa bao giờ có tư tưởng muốn cầu xin sự ban ơn cho ai, muốn được ban phát kiểu “há miệng chờ sung”, rồi vì lợi ích cá nhân mà lại sẵn sàng “cõng rắn cắn gà nhà”, nhất là khi hành động đó không khác gì “rước voi giày mả tổ”.
Trong tâm thức của người Việt, hành động “rước voi giày mả tổ” là hành động biểu trưng cho sự phản bội Tổ quốc, phản bội đồng bào. Đặc biệt là phản bội lại tổ tiên – một chứng tích thiêng liêng, mà bất kỳ con cháu đời sau nào cũng phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ. Đây có thể được xem là một hành động gây ra một sự xúc phạm không thể tha thứ.
Tội bán nước là tội nặng nhất ở bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào. Vậy nên, đừng vì lợi ích cá nhân, lời dụ dỗ, mua chuộc của bất kỳ ai mà trở thành Việt gian bán đi mảnh đất thuộc lãnh thổ, chủ quyền đất nước và cho đi các lợi ích của quốc gia.
Đừng đi theo “vết xe đổ” của ông vua Lê Chiêu Thống bán nước cho nhà Thanh để được ban ơn cái hiệu An Nam quốc vương, nhưng 15 năm cuối đời đến khi chết cuối cùng cũng vẫn phải nhờ đất phương Bắc để chôn.
Để rồi, ngàn đời mang tiếng xấu, trở thành nỗi nhục cho quốc gia và được nhận xét với những câu từ đầy đáng thương, đáng hận trong cuốn Hoàng Lê Nhất Thống Chí như sau: “Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì viết là Càn Long, việc gì cũng do viên tổng đốc, có khác gì phụ thuộc vào Trung Quốc?”.
Nền độc lập, chủ quyền là chưa bao giờ có thể định nổi giá
Việt Nam để có được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ như ngày hôm nay, thì chúng ta cũng đã phải trả giá bằng biết bao xương máu của lớp lớp cha ông. Từ các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến thời cận và hiện đại ngày nay đều cho thấy, những đội quân đến Việt Nam không đại diện cho lẽ phải, chính nghĩa thì đều phải nhận lại những trái đắng.
Dù Việt Nam là một đất nước nhỏ, nhưng dân tộc Việt Nam chưa bao giờ ngưng ý chí quyết tâm bảo vệ bờ cõi, mỗi cuộc xâm lăng từ phương Bắc đều nhận lại hình ảnh ở các trận đánh Bạch Đằng; Chi Lăng; Hàm Tử; Như Nguyệt; Đống Đa;… kẻ thù lớn nhất thế kỷ 19, 20 như Pháp cũng phải thất bại ở Điện Biên Phủ; như Mỹ cũng phải ký Hiệp định Paris 1973 bước ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong sự thất bại nặng nề.
Xin đừng vì một chút nhu nhược mà dâng đất nước này cho bất kỳ ai, đừng làm vấy bẩn lên lá cờ Tổ quốc thiêng liêng ngày hôm nay, đừng đánh mất đi giá trị lịch sử dân tộc. Để rồi nhận lại những cuộc xung đột chiến tranh, chia rẽ quốc gia bằng… máu và nước mắt.
Hãy như nữ anh hùng Bà Triệu, xinh đẹp tài ba nhưng kiên quyết: “Tôi muốn cởi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ngư ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta.”
Như tướng quân Trần Bình Trọng dành cả cuộc đời để cùng nhà Trần bảo vệ nền độc lập, khi bị quân Nguyên bắt ở bãi Thiên Mạc (Hưng Yên ngày nay) và được được quân giặc hứa phong vương đất Bắc nếu thành khẩn khai báo. Thì trước khi chết chỉ hào sảng trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
Như Hoàng đế Quang Trung nổi tiếng với bài hịch: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Kế đến là Nguyễn Trung Trực đánh Pháp trước lúc hy sinh chỉ nói một câu: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì người Nam mới hết đánh Tây”. Để thể hiện lòng yêu nước và tinh thần quyết độc lập của dân tộc.
Rồi đến thời đại Hồ Chí Minh, cùng câu nói với Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Thì giặc Pháp sau gần 100 năm (kể từ 1858 đến 1954) đội quân thiện chiến, hùng mạnh nhất Châu Âu cũng phải thừa nhận sự thất bại trước dân tộc Việt Nam.
Rồi mới đây, câu nói của một người ngoại quốc đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, thúc đẩy lại sức mạnh toàn dân tộc Việt Nam. Đó là hình ảnh các cầu thủ U23 Việt Nam đổ gục xuống Sân vận động Thường Châu (Trung Quốc) khi trọng tài nổi còi kết thúc trận chung kết U23 Châu Á. Huấn luyện viên Park Hang-seo đã truyền cảm hứng lại bằng một câu nói: “Tại sao chúng ta lại phải cúi đầu, chúng ta đã nỗ lực hết sức mình mà”.
Vậy nên, dù với bất kỳ lý do nào để có những cuộc tuần hành mang tính chất tư duy nô lệ và lệ thuộc như ở Giáo hạn Vạn Hạnh (Hà Tĩnh) thuộc Giáo phận Vinh, hay bất kỳ một tôn giáo, tĩn ngưỡng nào có cùng quan điểm thì cũng là điều không thể chấp nhận được.
Sinh thời Chủ tịch rất quan tâm đến mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo, nhất là khi đất nước còn đắm chìm trong đêm dài lô lệ, đang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Người từng nêu quan điểm trong thư gửi cho đồng bào Công giáo nhân ngày lễ Thiên Chúa giáng sinh: “Kính Chúa gắn liền với yêu nước, phụng sự Thiên chúa và phụng sự Tổ quốc, nước có vinh thì đạo mới sáng, nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do”.
Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, mỗi người theo đạo tôn giáo thì đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không hề mâu thuẫn, bổn phận của mỗi người phải là “kính Chúa yêu nước” và sống tốt đời đẹp đạo.
Mỗi người dân Việt Nam vừa có thể là một người dân yêu nước, cũng đồng thời là tín đồ chân chính. Cũng như những kẻ chống lại dân tộc, thì cũng đồng nghĩa phải lại Chúa, đó đích thị không chỉ là “Việt gian mà còn là giáo gian”, “phản Chúa, phản dân, phả nước”…
(TheoButdanh)