Hàng không tê liệt, ông lớn độc quyền ACV cũng mặt dày than khổ, quý I chỉ lãi 1.900 tỷ đồng

Những DN có nguồn gốc Nhà nước, độc quyền dịch vụ và thuộc loại nhiều tiền mặt nhất trên thị trường chứng khoán cũng kêu gặp khó 2020 do đại dịch Covid-19 và cầu cứu Chính phủ giúp đỡ.

Trong khi Chính phủ đang gồng mình tính những khoản tiền khổng lồ lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng để giúp cho người lao động, đặc biệt người nghèo, người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19, 35.000 doanh nghiệp đóng cửa, phá sản vì không thể cầm cự qua mùa dịch, người lao động mất việc làm, rơi vào cảnh trắng tay vẫn cắn răn đóng chặt cửa nhà, đồng hành cùng chính phủ vượt qua cơn đại dịch, hàng loạt doanh nghiệp hàng không lỗ hàng chục nghìn tỷ lại còn phải mất khoản phí khổng lồ để bảo trì và thuê sân đậu máy bay, thì ông lớn độc quyền ACV quý I lãi gần 2.000 tỷ vẫn mặt dày than nghèo kể khổ với chính phủ, đòi giúp đỡ vượt qua cơn hoạn nạn. Thật là không còn lời nào để diễn tả cho lòng tham không đáy, máu lạnh vô tình của “đứa con ngỗ nghịch” này.

Nói qua về tình hình ngành hàng không Việt Nam:

Hãng hàng không Việt Nam – VN Air lines (HVN) vừa đưa ra ước tính lỗ khoảng 2.400 tỷ trong quý 1 và cả năm có thể lỗ gần 20.000 tỷ, âm vốn chủ sở hữu nếu dịch kéo dài đến quý 4. Dòng tiền của VN Air lines dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế gần 15.000 tỷ đồng và cần được hỗ trợ ngay từ tháng 4/2020.

Hai hãng hàng không tư nhân lớn khác là VietJet (VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và Bam boo Airways của ông Trịnh Văn Quyết chưa có ước tính lỗ cho cả năm. Lãnh đạo các doanh nghiệp này đang đẩy mạnh mua vào cổ phiếu và tự đề xuất giảm lương để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Trong khi hãng hàng không nào cũng báo lỗ, thì ông lớn ACV ước tính lợi nhuận giảm 24% trong quý 1 về chỉ còn gần 1,9 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận cả năm chỉ bằng 14% so với kế hoạch do dịch Covid-19. Nghĩa là, ACV vẫn lỗ khoảng vài chục nghìn tỷ.

ACV là doanh nghiệp quản lý phần lớn các sân bay dân dụng tại Việt Nam và cũng như các hãng hàng không Việt, là các đối tượng được hưởng lợi chính trong sự bùng nổ du lịch và hàng không của Việt Nam.

Trước khi dịch Covid-19 lan rộng, ngành hàng không Việt Nam liên tiếp gặp tình trạng quá tải. Thế nhưng, sân bay càng quá tải, ACV càng lời không kiểm soát. ACV là doanh nghiệp siêu lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 40-45%, trong khi VN Air lines là 2-3% và Vietjet là 7-8%. Một mức không tưởng mà có buôn ma túy chắc cũng chưa được.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ GTVT thống kê thiệt hại sơ bộ ban đầu của các hãng hàng không nội địa là khoảng 30.000 tỷ đồng. Con số thiệt hại này tiếp tục tăng lên khi số tàu bay “đắp chiếu” lên tới hơn 100 tàu. Không chỉ vậy, các hãng hàng không Việt còn thiệt hại về chi phí liên quan đến việc hoàn trả, hủy vé cho khách đã đặt chỗ cũng như chi phí vệ sinh phòng dịch. Thế nhưng, trong bối cảnh khó khăn trùng điệp, ACV đưa ra phương án hỗ trợ như không đối với các hãng hàng không, còn bản thân thì coi như chẳng mất gì, ung dung hưởng thụ, thiệt hại đẩy hết cho người khác.

Là một doanh nghiệp gần như độc quyền trong lĩnh vực hạ tầng sân bay, ACV gần đây thông báo giảm 50% dịch vụ dẫn tàu bay, 10% dịch vụ thang ống, thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quầy, phục vụ mặt đất… Tuy nhiên, một số các loại phí, thuế cao nhất như phí cất hạ cánh, phí điều tiết đường bay, phí bãi đỗ, phí phục vụ hành khách,… lại không giảm, thậm chí giảm rất ít.

Nói thêm, trong năm 2019, VN Air lines, Vietjet, Bam boo Airways phải nộp các loại phí trực tiếp và gián tiếp gần 35 tỷ đồng/ngày.

Ích kỷ, máu lạnh chỉ muốn vơ vét hết lợi nhuận cho bản thân, không chịu chút thiệt thòi nào trong bối cảnh cả đất nước gồng mình chống giặc, Chính phủ phải tung hàng loạt gói cứu trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh cho người dân, còn ACV – vẫn ngày đêm miệt mài thu phí các hãng hàng không ngừng hoạt động, với số tiền khổng lồ, tiền thầy ấm túi.

L.A