Chân dung Trần Viết Ngãi – kẻ muốn rước nhiệt điện than T.Q về đầu độc giống nòi Việt Nam
Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề nghị Thủ tướng “chỉ đạo” một số tỉnh, đặc biệt là phía Nam không được phản đối các dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình. Bởi lẽ, dù hắn nhiều lần đề nghị, thậm chí vẽ ra miếng mồi thơm là nguồn thu thuế tính bằng nghìn tỷ, kèm những lại quả đậm khi triển khai nhiệt điện than thì có đồng chí quan chức tỉnh Bạc Liêu, Long An, Thừa Thiên-Huế vẫn hết lần này đến lần khác từ chối nhiệt điện. Dụ dỗ không được thì hắn đe dọa, đòi mượn oai hùm của Thủ tướng.
Vậy mới thấy được những tay hán nô ẩn nấp trong bộ máy đất nước ngông cuồng đến cỡ nào. Hắn đâu sợ thảm họa môi trường, đâu sợ những thứ gọi là ung thư, bụi mịn mà có thể đầu độc hàng thế hệ con cháu Việt Nam. Bài học của Vĩnh Tân 2015 và Bình Thuận 2018, Hà Nội thậm chí những ngày này thế nào vẫn còn nóng hổi đấy thôi. Chẳng những chúng không mở mắt ra nhìn mà sợ, thậm chí còn công khai muốn dùng quyền lực ép buộc khắp các tỉnh thành phải đi vào đường chết như thế mới hả dạ.
Nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Bạc Liêu; thậm chí mới đây Thừa Thiên-Huế cũng tuyên bố từ chối đầu tư dự án nhiệt điện than do lo ngại vấn đề ô nhiễm môi trường từ loại năng lượng hóa thạch đó.
Một nhà báo ở tờ Long An kể rằng khi chính quyền tỉnh này kiên quyết xin xóa quy hoạch các dự án nhiệt điện than đối với Long An, vì “mặc dù công nghệ sản xuất điện năng của nhiệt điện than là công nghệ hiện đại, ngang tầm thế giới, hiệu suất vào loại cao của thế giới, đảm bảo tính hiện đại, an toàn, đồng bộ… đến đâu đi nữa, thì nhiệt điện than sử dụng nhiều than nên khối lượng các chất thải rắn, khí, nước đều lớn… Trong bối cảnh đang xảy ra những vấn đề về môi trường của nhiệt điện than Vĩnh Tân, nhiệt điện than Duyên Hải… thì chuyện gây tác hại lớn đến môi trường đã quá hiển nhiên”. Ông Trần Viết Ngãi đã phát biểu như trên tại hội nghị tổng kết ngành Công thương ngày 27/12/2019, và đã được rất nhiều tờ báo tường thuật lại. Theo ghi nhận, dư luận phản đối và vô cùng phẫn nộ trước ý kiến của người đứng đầu tổ chức có tên Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Ông Trần Viết Ngãi – nguyên là phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Phó ban Chỉ huy công trình đường dây 500 kV Bắc – Nam. Như vậy có thể nói rằng ông là người hiểu biết về thị trường điện lực ở Việt Nam. Thế thì đáng lẽ ông hiểu rằng, những cỗ máy sản xuất nhiệt điện than có nguồn gốc từ đâu, tác hại thế nào đến môi trường sống? Ông cũng phải biết hiện nguồn than VN cạn kiệt thế nào mà vẫn phải bán giá rẻ bằng 1/2 thị trường cho Trung Quốc rồi lập tức lại nhập về ngược lại với giá cao hơn/ thị trường đến 10 lần, không thèm mua than của các nước khác0. ở đâu buôn bán lại có phường ngu dốt đến thế? Chắc cũng chỉ có Việt Nam.
Rồi đến người dân ngu dốt như tôi cũng biết Trung Quốc đã và đang đóng cửa khoảng 600 nhà máy nhiệt điện chạy than gây ô nhiễm môi trường. Việc dừng hàng loạt nhà máy nhiệt điện than, thậm chí là cấm cửa đang tạo ra trào lưu đẩy các dây chuyền nhà máy điện than sang Việt Nam tăng khoản nợ khổng lồ từ phía bạn hàng xóm, cũng như đầu độc giống nòi dân tộc. Chẳng lẽ ông học nhiều như thế, làm đến chức Chủ tịch vẫn không biết? Còn nếu biết mà vẫn làm, thì ông là tay Hán nô nhận giặc làm cha, hoặc là phường bán nước giết dân?
Tay Trần Viết Ngãi biết rằng, dù Hiệp hội Năng lượng của ông có trăm phương nghìn kế dụ dỗ các tỉnh làm nhiệt điện than, dù bánh vẽ từ dự án là vô cùng hấp dẫn, thậm chí dùng đến tối hậu thư buộc các tỉnh “hoặc nhiệt điện than, hoặc không làm gì cả” thì nhiều tỉnh thành vẫn tỉnh táo, vẫn lo lắng cho đời sống của người dân và con cháu mà kiên quyết từ chối nhiệt điện than.
Thêm nữa, Luật số 77/2015/QH13, tức Luật tổ chức chính quyền địa phương, trao cho chính quyền các địa phương quyền được phản đối về những chính sách gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và môi trường xã hội ở địa phương mình. Thế nên ông mới phải mượn đến quyền lực Thủ tướng để ép xuống các tỉnh, để các lãnh đạo tỉnh vì con đường quan lộ của mình mà đồng ý nhắm mắt làm ngơ triển khai dự án.
Cũng còn may, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập tức từ chối và nhấn mạnh: “Không nên phát triển nhiệt điện than, mà phải theo hướng phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo”. Cũng còn may, người đứng đầu Chính phủ vẫn không quên lời hứa trước Nhân dân rằng: “Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”.
Hết Formosa, thép Cà Ná, 12 đại dự án thua lỗ rồi đến loạt nhà máy nhiệt điện nào cũng có bóng dáng nhà đầu tư Trung Quốc, rồi nay lại xuất hiện các Hiệp hội Năng lượng thì xem ra “nhóm lợi ích Tàu” đã bén rễ không ít trong bộ máy quản lý đất nước. Hy vọng người đứng đầu Bộ Công thương và Chính phủ lưu ý hiện trạng này và chặt đứt những vòi bạch tuộc của Trung Nam Hải, chặt đứt kịp thời tham vọng bá quyền, chiếm lĩnh Việt nam mà không cần tốn một viên đạn nào.
Tâm Bão