Cát Linh – Hà Đông: Biểu tượng của tình hữu nghị dối trá, nham hiểm của Trung Quốc với Việt Nam

900 triệu đô cho 13km đường sắt trên cao, tương đương 69 triệu đô/km. Thật ra, đây cũng là mức tiệm cận suất đầu tư Metro của thế giới (70-80 triệu đô/km), nhưng khác là suất đầu tư đi ngầm dưới lòng đất tốc độ cao, công nghệ hiện đại và các công trình phụ trợ.

Thủ tướng vừa qua yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm tồn tại tại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông để đưa vào khai thác vận hành trong năm 2020. Không để kéo dài thêm một dự án ung nhọt, dù là thế nào đi nữa thì cũng phải giải quyết dứt điểm, không dây dưa và tạo điều kiện để thầu Trung Quốc có cơ hội trục lợi thêm.

Lại nói về dự án đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông. Trườn với vận tốc 35km/h uốn lượn khúc khuỷu xé không gian thủ đô, người ta nói tàu Cát Linh – Hà Đông êm hơn tàu Thống Nhất. Quả thật là khéo hoài cổ. Giữa thời 4.0, ai lại đi so sánh con rùa xanh với con ốc sên đỏ có từ thời Pháp thuộc, nghe mà đứa con nít cũng phải bật cười.

Tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia quy hoạch hạ tầng bức xúc: “Cái vô lý nhất của Cát Linh – Hà Đông là làm trên cao nhưng chi phí ngang với làm ngầm. Và nữa, với tốc độ như vậy, nó hoàn toàn không thể thay thế xe bus trong giao thông đô thị”.

Ảnh đường ray Cát Linh – Hà Đông trên fb Chi Trần
Nói thêm rằng, có khoảng 681 nhân sự cho 13km, tức là 52 người phục vụ 1km đường sắt tuyến Cát Linh- Hà Đông. Họ sẽ làm gì ở đó? Bán vé? Soát vé bằng tay? Điều khiển bảng tín hiệu bằng tay? Thổi còi toe toe đuổi bắt hàng rong ở sân ga?

Hay là nói cho vui, chắc ngành đường sắt lo xa, các bác đang đề phòng trường hợp tàu Trung Quốc, công nghệ Trung Quốc thì vận hành thế nào cũng có lúc tàu chết máy, phải chuẩn bị sẵn đội quân cứu hộ hùng hậu để mà đẩy tàu về bến, chả nhẽ cứ để tàu nằm lù lù giữa đường? Sẽ tiêu tốn bao nhiêu cho việc trả lương cho ngần ấy người? Tại sao chúng ta đi sau các nước lâu như thế mà lại chọn một công nghệ tiêu tốn nhiều nhân lực đến vậy? Đây tất cả là tiêu chuẩn của Trung Quốc chuyển giao?

Chúng ta vẫn còn tiếp tục phải đợi thời gian nữa để thấy các bác tài cau có, lau mồ hôi nhễ nhại trên vai và lái những con trâu sắt dọc ngang thủ đô. Trong khi 4 tháng trước, Thượng Hải vừa vận hành Metro không người lái. Hiện đã có 3 đô thị TQ vận hành hệ thống Metro không người lái, mọi thứ hoàn toàn tự động.

Thượng Hải vừa tăng mạng lưới tàu điện ngầm lên đến 672km. Bắc Kinh có hệ thống tàu điện ngầm lên đến 900km dưới lòng đất sẽ được vận hành bằng công nghệ tự động cấp 4, cấp cao nhất đối với hệ thống đường sắt đô thị. Tuyến tàu điện ngầm của Bắc Kinh đã có gần 50 năm trước.

Như ông Tổng giám đốc Metro Hà Nội tự tin hôm trước: “Tàu trên cao là bước tiến của văn minh nhân loại”. Chắc ông nhầm lẫn gì chăng? Hay ông đang nói văn minh của thế kỷ trước? Không phải Metro, Subway mới là xu hướng chủ đạo của thế giới. Nổ lực của Trung Cộng là ngầm hóa đường sắt đô thị. Vậy tại sao anh bạn tốt lại tư vấn chuyển giao cho Việt Nam thứ công nghệ thời Napoleon với giá ngất ngưởng như vậy?

Đó là chưa kể nhà thầu Trung Quốc (chắc chắn có sự giật dây) tự ý đề những biển hiệu viết tiếng Tàu ở trên và to hơn Tiếng Việt. Một sự xâm lược ngầm chăng!?

Lại nữa, ngó nghiêng quy hoạch 8 tuyến Metro của Hà Nội, chủ yếu trên cao, có tuyến vừa ngầm vừa trên cao. Nếu cứ đội vốn kinh khủng như Cát Linh – Hà Đông vừa qua, Hà Nội sẽ mất bao nhiêu tiền? Với công nghệ và tốc độ như vậy, nó có trở thành lựa chọn của người dân đô thị? Hay là dốc cả núi tiền để xây một hệ thống mạng nhện hoang phế?

Quan trọng là, vừa chắp vá, vừa cuốn chiếu 8 tuyến Metro này, Hà Nội sẽ mất 50 thậm chí cả trăm năm nữa cũng chưa biết sẽ ra ngô khoai gì chưa. Tiền nợ Trung Quốc sẽ khủng khiếp thế nào? Lúc đó, nhân loại đã đi đến bước tiến nào rồi?

Hiện tại của Trung Quốc bắt nhịp thế giới. Và tương lai của Việt Nam là đuổi bắt cái bóng quá khứ của Trung Quốc. Thật là nham hiểm!

Nguồn: FB Nguyễn Tiến Tường