Báo TQ “ch ửi” VN: “ăn cắp thực phẩm” cũng phải dùng Tencent của TQ

Đó là tiêu đề 1 bài viết trên trang Guancha của Trung Quốc năm 2013 khi nói về game “Nông trại vui vẻ” làm mưa làm gió một thời của Z.i.n.g M.e. Guancha cho biết Zing Me đã sao chép gần như hoàn toàn “Nông trại vui vẻ” từ 1 game do Tencent phát triển, và đương nhiên được sự cho phép của “bố nuôi”. Đây chính là lý do mà trang mạng nổi tiếng của Trung cộng nói một cách mỉa mai rằng người Việt đến đi “ăn cắp thực phẩm” cũng phải nhờ đến một công ty Trung Quốc.

Như tôi đã đề cập ở tút trước, chưa một lần V.N.G công khai đàng hoàng mối quan hệ với Te.n.ce.nt. Việc tập đoàn này “bất hiếu”, chối bỏ “bố nuôi” có thể do những vấn đề nhạy cảm phía sau, do tư tưởng “bài Trung” của người Việt? do để phục vụ một mục đích nào đó mà người Trung Quốc không tiện lộ mặt? vì kinh tế hay liên quan yếu tố chính trị??? Không ai dám chắc! Nhưng có một thực tế rằng, V.N.G chưa bao giờ thoát khỏi cái bóng của Te.n.ce.nt. Thậm chí nhiều trang mạng của Trung Quốc còn gọi V.N..G – doanh nghiệp “Việt” được xem là kỳ lân của Đông Nam Á, là “phiên bản tiếng Việt của Te.nc.ent”.

Năm 2018, trang Ting.feng.88 khá ưu ái khi dành cả một bài sâu để nói về V.N.G với tiêu đề: “Sự trỗi dậy của phiên bản tiếng Việt của Te.nce.nt – V..N.G” với câu mở đầu khá ấn tượng “Tại Việt Nam, đã có một con kỳ lân thành công trong việc SAO CHÉP T.en.ce.nt. Đó là phiên bản tiếng Việt của Ten.ce.nt – V.N.G Group.

Theo những tư liệu được ghi chép lại, Lê.Hồng.Minh – Chủ tịch V.N.G đã chủ động tìm đến T.en.ce.nt từ những ngày đầu với mong muốn phát triển thị trường game tại Việt Nam. Khi đó, Te.n.cen.t không mấy chú ý đến vị doanh nhân trẻ của Việt Nam. Đến 2008, không hiểu vị chủ tịch của V.N..G đã thuyết phục và hứa hẹn với T.en.c.ent những gì mà lập tức nhận được sự ưu ái đặc biệt.

Sau khi trở thành cổ đông của Vi.na G.am.e, Te.n.c.ent đã rất hào phóng cho phép Lê Hồng Minh cử một nhóm trực tiếp đến trụ sở của T.en.ce.nt để học hỏi toàn bộ kinh nghiệm thành công của T.en.ce.nt, sao chép trực tiếp các dòng sản phẩm khác nhau của ông lớn Trung Quốc cho người Việt sử dụng, từ trò chơi đến thanh toán,mạng xã hội đến thương mại điện tử, v.v…. Năm 2010, LêHồngMinh đổi tên Vi.na.Ga.me thành V.N.G, cho thấy họ không chỉ đơn giản là công ty game nữa mà là phiên bản tiếng Việt của T.en.c.ent.

Hàng loạt các ứng dụng của Ten.Ce.nt được V.N.G đưa về Việt hoá tại Việt Nam dưới các mác do “kỹ sư của V.N.G tự phát triển”

Te.nc.ent – V.N.G

Phần mềm nhắn tin tức thì Q.Q – Z.i.n.g

Ứng dụng xã hội Chúng tôi – Z.a.l.o

Nhạc trực tuyến Nhạc Q.Q – Z.i.n.g Mp3

Trò chơi thông thường Sảnh trò chơi Q.Q – Chơi Z.i.n.g

Blog Không gian Q.Q – Z.i.n.g M.e

Thanh toán bên thứ ba Thanh toán – 123 Thanh toán

Thanh toán di động Thanh toán We.Ch.at – Thanh toán Z.a.l.o

Phương thức nhập liệu Phương thức nhập liệu Q.Q – Chìa khóa La.Ban

Tất nhiên, cả lịch sử và hiện tại đã chứng minh, Trung Quốc chưa khi nào người láng giềng thân thiện, có nhiều lý do để chính phủ Việt Nam giám sát và người Việt Nam không ưa các thương hiệu Trung Quốc. Do đó, hình ảnh hai chú chim cánh cụt béo của Q.Q đã biến thành hai con vịt gầy sau khi “hạ cánh” ở Việt Nam, và cái tên Q.Q của Ten.cent đã trở thành Z.i.n.g.

Truyền thông của Trung Quốc nhận xét, phần mềm trò chuyện trực tiếp Z.i.n.g M.e từ giao diện đến chức năng, gần giống hệt như Q.Q, nhưng LOGO và văn bản đã thay đổi, tất nhiên được T.en.ce.nt ủy quyền. Sau khi Z.i.n.g lên mạng, nó nhanh chóng trở thành nền tảng xã hội lớn nhất tại Việt Nam, thu hút hàng triệu người dùng. Không để “bố nuôi” phải thất vọng, V.N..G sau này đã phát triển Z.i.n..g thành “tờ báo số 1 Việt Nam”, định hướng thông tin cho lượng người đọc khổng lồ.

Và không hiểu nhờ thế lực nào mà V.N.G – một doanh nghiệp, lại là DN có mối quan hệ “tranh tối tranh sáng” với Trung Quốc có cái đặc quyền sở hữu tên miền báo chí z.i.n.g.v.n trong nền báo chí Cách mạng của Việt Nam??? Doanh nghiệp tư nhân không được phép hoạt động báo chí ở VN nhưng việc nhanh tay đội cái “mũ chủ quản” Hội Xuất bản VN có phải là hành vi lách luật? Tôi vẫn chờ đợi câu trả lời từ phía Bộ TTTT!


– Tối 20/7, Đỗ Văn Khanh tôi biên tút “Có bàn tay TQ trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam?”

– Chiều 27/7, Bộ Công an đột kích ổ đánh bạc Trung Quốc tại khu đô thị “Của chúng tao” – Our City tại Hải Phòng.

– Chiều 1/8 tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, ông Lê Quang Tự Do – Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TTTT) công bố thông tin V.NG có vốn đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc.

– Sau 1 tháng tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính, chiều 8/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiếp tục theo dõi”.

FB Đỗ Văn Khanh