Âm mưu đê hèn kích động hận thù VN – TQ làm bàn đạp để lấy lòng, tiến vào thị trường nội địa khổng lồ 1,4 tỷ dân

Ngày 22/4, Reuters và FireEye cùng bắt tay nhau cáo buộc Việt Nam hỗ trợ nhóm hacker APT32 tìm cách đột nhập email cá nhân và công việc của nhân sự thuộc Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp của Trung Quốc và chính quyền TP Vũ Hán để lấy tin về dịch bệnh Covid-19.

APT32 được xem là một nhóm hacker bí ẩn khét tiếng nhất thế giới, không làm việc cho bất kỳ một tổ chức nào. Và theo lời cáo buộc của FireEye thì APT32 là một nhóm hacker đến từ Việt Nam.

Và lạ là lời cáo buộc này chỉ xuất phát từ FireEye mà không hề có bất kỳ quốc gia hay công ty an ninh mạng nào khác lên tiếng xác nhận vu cáo này. Ngay cả thông tin APT32 làm việc cho Chính phủ Việt Nam cũng chỉ có mỗi FireEye tự biên tự diễn.

Nói về FireEye, đây được xem là một công ty tư nhân chuyên về an ninh mạng tại Mỹ, chuyên cung cấp các giải pháp, sản phẩm và dịch vụ an ninh không gian mạng.

Ngoài những lần khi tham gia vào việc điều tra và xử lý sự cố an ninh cho một số công ty tư nhân gặp lỗi kỹ thuật về an ninh mạng, thì FireEye lại nổi tiếng trên mặt báo bởi những phát ngôn liên quan đến việc FireEye phát hiện hacker của nước này đang hack hệ thống của nước khác. Từ đó tìm nguồn thu từ việc hợp tác “vá lỗ hổng” cho những quốc gia, công ty mà FireEye vừa thông báo.

Với khoảng 5300 khách hàng trên toàn cầu, những đối tác của FireEye bao gồm những công ty tại Mỹ, Nhật, Hàn, Anh…. nhưng tuyệt nhiên không hề có Trung Quốc trong bảng danh sách, nơi đang có hàng trăm nghìn công ty lớn nhỏ vẫn đang gặp các vấn đề về an ninh mạng mỗi ngày.

Không phải vì FireEye không muốn bước vào thị trường có 1.4 tỷ dân này, chỉ là mưu đồ xâm nhập luôn nung nấu bao lâu, mãi vẫn chưa thành.

Tháng 2/2019 và mới đây nhất là tháng 1/2020, trang China Press từng đưa tin về việc “FireEye và con đường tiến vào thị trường Trung Quốc bất thành”, với nội dung công ty tư nhân FireEye có ít nhất 3 lần xin hợp tác với Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề an ninh mạng, nhưng FireEye luôn bị từ chối.

Điều này hoàn toàn có cơ sở, khi không ít lần FireEye tung thông tin Trung Quốc bị tin tặc tấn công, các doanh nghiệp Trung Quốc bị đánh mất dữ liệu… với mong muốn đất nước đông dân này mời FireEye hợp tác. Kết quả đều bị Trung Quốc lơ đẹp.

Nhân dịp Covid-19 đang hoành hành, đúng lúc Việt Nam là quốc gia kế cận Trung Quốc nhưng lại được cả thế giới khen ngợi vì công tác xử lý, chống dịch một cách nhanh chóng và kịp thời. Trái ngược với hình ảnh một đất nước Trung Quốc đang méo mó vì giấu thông tin dịch bệnh khiến cho hàng chục nghìn người trên thế giới tử vong.

FireEye đã nhận thấy đây là cơ hội tuyệt vời để lấy lòng Trung Quốc, sau đó từ từ tiến vào thị trường màu mỡ này một cách hợp pháp bằng cách làm xấu hình ảnh Việt Nam đang được cả thế giới tán dương.

Lúc này, Việt Nam dường như trở thành bàn đạp vững chắc giúp FireEye tạo ra một kịch bản hoàn hảo với bản báo cáo “Việt Nam đứng sau APT32 tấn công Trung Quốc”. Thủ đoạn vô cùng đê hèn nhưng lại hoàn hảo để lấy lòng Trung Quốc, tạo dựng được niềm tin rằng FireEye luôn hết lòng giúp đỡ Trung Quốc. Vừa hay khẳng định được thực lực của FireEye trong vấn đề tìm ra các lỗ hổng an ninh minh trên khắp thế giới.

Một mũi tên nhưng có đạt được cùng lúc 3 mục đích, quả thật đáng khâm phục!

Thủ đoạn dùng Việt Nam làm mồi nhử để tiến vào thị trường Trung Quốc không chỉ riêng FireEye áp dụng. Trước đó, mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã từng dùng với chiêu trò gộp 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam vào khu vực thuộc chủ quyền Trung Quốc ngay trên bản đồ của trang mạng này nhằm lấy lòng Trung Quốc.

Việc công ty FireEye muốn thò chân vào thị trường vào Trung Quốc là điều không thể bàn cãi. Nhưng có lẽ nào, chính Trung Quốc mới là quốc gia ra điều kiện với FireEye, nếu muốn vào thị trường đông dân nhất thế giới thì hãy vu cáo, làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam?

Nguồn: Bảo Trâm