Ai cho phép Phó hiệu trưởng bắt học sinh cúi đầu xin lỗi trước 1.400 học sinh vì anti nhóm nhạc Kbiz?
Hình ảnh nam sinh cầm tờ kiểm điểm đọc trước hàng ngàn bạn bè, dưới sân chào cờ, nó d ã m an như thời trung cổ! Nó như hình ảnh con người bị mang ra bêu cho dân tình l ăng m ạ ném đá.
Những dòng tin về việc nam sinh lớp 8 ở TP. HCM lập trang mạng anti nhóm nhạc BTS của Hàn Quốc, sử dụng tranh, ảnh th ô t.ục để chửi rủa nhóm nhạc này; bị nhà trường bắt viết kiểm điểm xin lỗi nhóm nhạc, fan của họ, đọc trước toàn bộ hơn 1.400 HS của trường, bị đình chỉ lên lớp một tuần… vẫn đang khiến cộng đồng học sinh và giáo viên ồn ào.
Ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền (quận Tân Bình, TP.HCM) phát biểu với báo chí rằng, hành vi của nam sinh trái với quy định đạo đức, nội quy trường, đồng thời vi phạm Luật ANM.
Ngoài việc yêu cầu học sinh đọc kiểm điểm, xin lỗi, trường THCS Ngô Quyền quyết định đình chỉ học từ ngày 6 đến 9/11 đối với Q. Em đến trường nhưng không được vào lớp và vẫn phải thực hiện việc chép, ôn bài. Thay vào đó, em phải lao động công ích. Học kỳ này, hạnh kiểm của em sẽ từ trung bình đến yếu.
“Đây là lần thứ hai Q. vi phạm. Là người làm giáo dục, đương nhiên, chúng tôi hướng tới việc dạy dỗ, đồng thời để đường lui cho các em”, ông Thụ chia sẻ.
Với tư cách là nhà giáo có hơn 20 năm dạy học, tôi bàng hoàng, gi.ận dữ. Tôi ngẩn ngơ tự hỏi cái gì đang xảy ra trong cách thức hành xử của thầy cô giáo, của ngành sư phạm vậy? Với tôi, ở đây có quá nhiều sự bất ổn.
Cái bất ổn thứ nhất, đó là chuyện này là chuyện xảy ra ngoài nhà trường, trên mạng xã hội – là nơi chưa hẳn thể hiện đúng chính xác về một con người. Thấy tốt chưa hẳn đã tốt. Thấy đẹp chưa hẳn đã đẹp. Thấy sai chưa hẳn đã sai. Nhà trường không nên can thiệp bằng hình thức kỷ luật HS. Nếu có, thì là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy kỹ năng sống hoặc bất cứ một giáo viên nào trực tiếp dạy em hay kể cả là ban giám hiệu với tư cách là thầy cô, người lớn, nhắc nhở, phân tích, uốn nắn cho em biết điều đó là sai, cần sửa đổi. Cho các em nhận thức quan trọng nhất đời người là nhân cách. Mà nhân cách bắt đầu từ đâu? Là từng ngày từng phút khi đầu nghĩ đều tốt, miệng nói lời hay thì con người tự khắc sẽ đẹp, sẽ rạng rỡ.
Cái bất ổn thứ hai, đó là tất cả những người làm sư phạm lẽ nào không hiểu tuổi 13 là tuổi gì hay sao? Đó là thời kỳ kh.ủng h.o.ả.ng dậy thì của đại đa số học sinh. Lớn không lớn nhỏ không nhỏ, nhạy cảm, kích động, chưa suy nghĩ chính chắn. Các em mất phương hướng, như con tàu lần đầu ra khơi thấy biển lớn, mà trong tay không hề có la bàn. Cần biết bao thầy cô, ba mẹ theo sát định hướng quan tâm bằng một trái tim thấu cảm. Sai sót ở một đứa trẻ 13 tuổi thì có gì là trầm trọng để mà phải “đánh” bằng cách dã man thế này? Liệu em học sinh ấy còn có đường lui như lời thầy hiệu phó, hay sẽ mang thương tổn suốt đời vì từng bị “bêu” trước toàn trường?
Cái bất ổn thứ ba là hình ảnh em cầm tờ kiểm điểm đọc trước hàng ngàn con người dưới sân cờ, trước hàng triệu người trên mạng xã hội. Theo thiển ý của tôi, nó d.ã m.an như thời trung cổ! Nó như hình ảnh con người bị mang ra treo bên tường thành, dân tình l.ăng m.ạ ném đá chừng nào thỏa mới thôi!
Tôi không biết vì sao trường Ngô Quyền lại có thể nhân danh giáo dục để dùng hình thức ấy r.ăn đe học sinh. Tôi không hiểu nổi vì sao những nhà làm giáo dục tại sao lại hành xử phản giáo dục đến như vậy! Việc làm này chỉ khiến em chìm trong xấu hổ, mặc cảm, đau khổ mất tự tin và hoàn toàn có khả năng dìm luôn đời của một đứa trẻ khi chưa kịp lớn, chưa hiểu mình sai chỗ nào. Chứa năng giáo dục là uốn nắn sửa đổi để hoàn thiện chứ nào đâu là hành phạt “cho mày chừa, cho mày chết” kiểu như thế này!
Tôi không biết, có ai trong những người tham gia xử phạt em, tự hỏi nếu là mình của vài chục năm trước đứng đó mình sẽ ra sao? Nếu đứa con mình đang đứng đó mình sẽ ra sao?
Làm giáo dục, làm ơn hãy bằng trái tim. Tôi van xin điều đó!
(Trường THPT Trần Quang Khải, Q.11, TP.HCM)