“Ve sầu thoát xác”: Không chỉ bán 48% cho nước ngoài, Trịnh Văn Quyết còn bí mật cầm cố cổ phần Bam boo Airways đang nắm giữ?

Có thể nói, với động thái này, Bam boo Airways thực chất bây giờ đã không thuộc sở hữu của Quyết còi nữa. Cả hai vợ chồng đã cầm cố hơn 100 triệu cổ phần cho các hợp đồng vay nợ, nhưng ai sẽ là người mua lại đống nợ đi kèm bất động sản ở các khu vực hiểm yếu về an ninh quốc phòng và bờ biển chiến lược này? Hỏi, tức là đã có câu trả lời.

Việc giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Hàng không Tre Việt (Bam boo Airways) từ 100% xuống chỉ còn 52,11% được nhiều nhà đầu tư cho là nguyên nhân góp phần “đẩy” khoản doanh thu hoạt động tài chính lũy kế cả năm 2019 của F'LC lên mức 3.792,3 tỷ đồng, qua đó giúp tập đoàn này “thoát lỗ”.

Theo đó, nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính của Tập đoàn F'LC (Mã CK: F'LC) bắt đầu gia tăng mạnh từ giữa năm 2019. Tính đến cuối Quý 3/2019, báo cáo tài chính hợp nhất do F'LC tự lập cho thấy, doanh thu hoạt động tài chính lũy kế đã đạt mức 1.593,9 tỷ đồng. Trong đó, khoản lãi cho vay là 466,6 tỷ đồng và khoản lãi từ bán các khoản đầu tư là hơn 1.088 tỷ đồng.

Còn trên báo cáo tài chính, F'LC thể hiện đã triệt thoái toàn bộ vốn tại CTCP Rosland, trong khi vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 100% tại Bam boo Airways.

Trước tiên phải kể tới việc Bam boo Airways tăng quy mô vốn từ mức 1.300 tỷ đồng lên 2.200 tỷ đồng, chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần từ ngày 23/9/2019.

Song, F'LC dù cập nhật tên mới cho Bam boo Airways nhưng vẫn ghi nhận tỷ lệ sở hữu và cũng là tỷ lệ biểu quyết tại doanh nghiệp này là 100%. Nghĩa là, dù được nhà đầu tư bơm tiền khủng nhưng lại không ghi nhận ai là chủ sở hữu những khoản tiền đó, hoàn toàn đứng sau một bức phông mờ giấu mặt và rót vốn. Nếu không phải biết chắc chắn Quyết không thể lật kèo thì hẳn chẳng ai dám đầu tư nguy hiểm như vậy? Nhưng vì sao không thể lật kèo? Vì sao không công khai tên tuổi mà âm thầm bí mật như thế?

Tới tháng 10/2019, thay đổi đăng ký kinh doanh của Bam boo Airways cho thấy doanh nghiệp này đăng ký tăng mạnh vốn từ 2.200 tỷ đồng lên 4.050 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2019, trên báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, F'LC bất ngờ ghi nhận giảm tỷ lệ sở hữu tại Bam boo Airways xuống mức 52,11%. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2019, F'LC mới chỉ góp được 2.070 tỷ đồng (trên tổng số 2.110,45 tỷ đồng) vào Bam boo Airways.

Vậy Bam boo Airways đã phát hành thêm cổ phần (tương đương gần 1.940 tỷ đồng) cho nhà đầu tư nào, với giá bao nhiêu?

Dữ liệu của cho thấy, tại thời điểm đăng ký thay đổi vốn điều lệ, Bam boo Airways không ghi nhận có nguồn vốn góp từ cổ đông nước ngoài. Tuy nhiên, ông Trịnh Văn Quyết lại công khai tuyên bố “chỉ bán cho nhà đầu tư nước ngoài” mà giá bán lại cực kỳ cao so với một hãng hàng không vừa thành lập?

Nói rõ thêm, Bam boo Airways là hãng hàng không TOÀN LỖ, chỉ ba tháng sau khi được cấp phép bay, Bamboo đã ghi nhận khoản lỗ ròng gần 400 tỷ, lại đem 1.000 tỷ đồng, tức gần như toàn bộ vốn góp cho vay. Theo số liệu tại Bảng cân đối kế toán, tính đến ngày 30/4/2019, Bam boo Airways vó vốn chủ sở hữu là 981,47 tỷ đồng (trong đó: vốn góp là 1.300 tỷ; lợi nhuận chưa phân phối là -318,5 tỷ đồng); tổng nguồn vốn là 2.200,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng nợ phải trả ngắn hạn là 1.219 tỷ đồng (trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 700,6 tỷ đồng, doanh nghiệp không có nợ dài hạn); Tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn là 55,4%; Lợi nhuận sau thuế là -329,4 tỷ đồng.

Với một hãng hàng không bê bết thế này lại được nhà đầu tư bí ẩn nước ngoài mua với giá cực cao toàn bộ 48%, đồng thời rót lập tức 3.000 tỷ đồng để đưa Bam boo Airways thành hãng bay tư nhân lớn nhất Việt Nam vượt xa Vj.Air thì rõ ràng không bình thường chút nào. Nhiều người đồn đoán rằng nhà đầu tư bí ẩn đứng sau chính là Trung Nam Hải và việc nhượng hãng hàng không này có lẽ là một bước đệm nhượng toàn bộ hãng hàng không cho Trung Quốc để ôm tiền cao chạy xa bay vào một ngày không xa.

Nghi ngờ này bất ngờ lại hoàn toàn trùng khớp với động thái bán 58,8 triệu cổ phiếu ROS chỉ trong vài ngày tháng 4, theo đó nhiều chuyên gia nhận định hành động thoái vốn chưa dừng lại mà sắp tới Quyết sẽ thoái vốn hàng triệu cổ phiếu F’LC để đẩy toàn bộ hơn 24.000 tỷ đồng nợ phải trả cho nhà đầu tư “bí ẩn” nào đó, rồi ôm số tiền cao chạy ở nước ngoài.

Trước đó, Quyết từng gây chấn động giới đầu tư trong nước và dư luận quan tâm đến an ninh quốc gia khi tuyên bố sẵn sàng “vứt đi thương hiệu F'LC” và “sẵn sàng bán lại toàn bộ dự án cho nhà đầu tư nước ngoài”. Vì sao lại là nước ngoài? Khi hầu hết các dự án của F'LC đều triển khai ở những vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng, gần như chiếm trọn bờ biển Việt Nam từ Bắc chí Nam và những khu vực gần sát biển giới, cao nguyên?

Hiện cả 2 công ty niêm yết của “tỷ phú” Trịnh Văn quyết chỉ còn giá trà đá, những quỹ ngoại đang gạch tên ROS khỏi danh mục đầu tư. Điển hình như cổ phiếu Ros ngày 18.11.2019 là 25.200 đồng, đến ngày 6.3.2020 là 7.350 đồng (sụt 70% trong vòng 3 tháng, có nghĩa là ai bỏ ra 100 triệu mua ROS thì 3 tháng sau chỉ còn 30 triệu tài sản) và sau đó Quyết từ chức khỏi F'LC Fa ros ngày 7.4.2020.

Mặt khác, sau khi Bam boo Airways tăng vốn lên 4.050 tỷ đồng, ông Trịnh Văn Quyết cùng phu nhân là bà Lê Thị Ngọc Diệp đã thế chấp lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp này tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Tổng số cổ phần BAV từng đem thế chấp, theo các hợp đồng cầm cố/thế chấp, lên tới 180,28 triệu cổ phần.

Lũy kế cả năm 2019, F'LC ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 3.792,3 tỷ đồng, trong đó, khoản lãi từ bán các khoản đầu tư là 3.022,9 tỷ đồng. Trừ đi khoản lãi đã tích lũy 9 tháng đầu năm 2019, tạm tính, F'LC đã lãi 1.934,9 tỷ đồng từ hoạt động này trong 3 tháng cuối năm ngoái. Chủ yếu là nhờ bán cổ phần mà ra.

Vậy thì ai là người đã thâu tóm khối lượng cổ phiếu khủng này?

Lan Anh