Trịnh Văn Quyết tiếp tục bán thêm 5 triệu cổ phiếu ROS, chuẩn bị tháo chạy khỏi Việt Nam?

Sau khi bán 53,8 triệu cổ phiếu ROS vào giữa tháng 4, ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục bán thêm 5 triệu cổ phiếu nữa. Như vậy, chỉ trong vòng một tháng, ông Quyết đã bán tổng cộng 58,8 triệu cổ phiếu ROS.

Trong báo cáo vừa gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết thông báo đã bán xong gần 5 triệu cổ phiếu ROS của Công ty Cổ phần Xây dựng F'LC Fa ros (HoSE: ROS), qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này xuống còn 40,95%.

Bản công bố thông tin này cũng cho hay đến thời điểm hiện tại, ông Quyết và người nhà đã thoái hết vốn khỏi F'LC Fa ros.

Trước đó, vào ngày 7/4, ông Trịnh Văn Quyết bất ngờ rời ghế Chủ tịch HĐQT ROS. Ít ngày sau đó, ông đã bán 53,8 triệu cổ phiếu ROS, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại đây xuống còn 41,83%. Động thái này của ông Quyết đã thu hút sự quan tâm của nhiều cổ đông F'LC Fa ros. Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên của F'LC Fa ros hôm 5/5, một cổ đông đặt câu hỏi tại sao ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu và không tiếp tục làm chủ tịch HĐQT.

Ban lãnh đạo F'LC Fa ros lý giải đây là các quyết định của cá nhân ông Quyết theo nhu cầu tài chính, công ty không thể quyết định thay. Vị lãnh đạo cũng cho rằng ông Trịnh Văn Quyết ngoài vai trò là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn F'LC còn là lãnh đạo hãng hàng không Bam boo Airways. “Có thể ông Quyết muốn tập trung toàn lực để điều hành hai mảng công việc này nên đã từ nhiệm HĐQT tại F'LC Fa ros”, vị đại diện nói.

Tuy nhiên cũng nói rõ thêm, Bam boo Airways là hãng hàng không TOÀN LỖ, chỉ ba tháng sau khi được cấp phép bay, Bamboo đã ghi nhận khoản lỗ ròng gần 400 tỷ, lại đem 1.000 tỷ đồng, tức gần như toàn bộ vốn góp cho vay.

Theo số liệu tại Bảng cân đối kế toán, tính đến ngày 30/4/2019, Bam boo Airways vó vốn chủ sở hữu là 981,47 tỷ đồng (trong đó: vốn góp là 1.300 tỷ; lợi nhuận chưa phân phối là -318,5 tỷ đồng); tổng nguồn vốn là 2.200,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng nợ phải trả ngắn hạn là 1.219 tỷ đồng (trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 700,6 tỷ đồng, doanh nghiệp không có nợ dài hạn); Tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn là 55,4%; Lợi nhuận sau thuế là -329,4 tỷ đồng.

Với một hãng hàng không bê bết thế này lại được nhà đầu tư bí ẩn nước ngoài mua với giá cực cao toàn bộ 49%, đồng thời rót lập tức 3.000 tỷ đồng để đưa Bam boo Airways thành hãng bay tư nhân lớn nhất Việt Nam vượt xa Vj.Air thì rõ ràng không bình thường chút nào. Nhiều người đồn đoán rằng nhà đầu tư bí ẩn đứng sau chính là Trung Nam Hải và việc nhượng hãng hàng không này có lẽ là một bước đệm nhượng toàn bộ hãng hàng không cho Trung Quốc để ôm tiền cao chạy xa bay vào một ngày không xa.

Nghi ngờ này bất ngờ lại hoàn toàn trùng khớp với động thái bán 58,8 triệu cổ phiếu ROS chỉ trong vài ngày tháng 4, theo đó nhiều chuyên gia nhận định hành động thoái vốn chưa dừng lại mà sắp tới Quyết sẽ thoái vốn hàng triệu cổ phiếu F'LC để đẩy toàn bộ hơn 24.000 tỷ đồng nợ phải trả cho nhà đầu tư “bí ẩn” nào đó, rồi ôm số tiền cao chạy ở nước ngoài.

F'LC và rất nhiều quỹ đất khủng nằm ở vị trí chiến lược dọc chiều dài đất nước
Nếu để ý sẽ thấy, nội bộ lãnh đạo F'LC từ chức, đấu đá nhau ngày càng gay gắt từ sau lời hứa của Quyết “vứt đi thương hiệu F'LC” và tuyên bố “sẵn sàng bán lại toàn bộ dự án cho nhà đầu tư nước ngoài”. Vì sao lại là nước ngoài? Khi hầu hết các dự án của F'LC đều triển khai ở những vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng, gần như chiếm trọn bờ biển Việt Nam từ Bắc chí Nam và những khu vực gần sát biển giới, cao nguyên?

Hiện cả 2 công ty niêm yết của “tỷ phú” Trịnh Văn quyết chỉ còn giá trà đá, những quỹ ngoại đang gạch tên ROS khỏi danh mục đầu tư. Điển hình như cổ phiếu Ros ngày 18.11.2019 là 25.200 đồng, đến ngày 6.3.2020 là 7.350 đồng (sụt 70% trong vòng 3 tháng, có nghĩa là ai bỏ ra 100 triệu mua ROS thì 3 tháng sau chỉ còn 30 triệu tài sản) và sau đó Quyết từ chức khỏi F'LC Fa ros ngày 7.4.2020.

Hãng bay Bamboo hiện chỉ còn tiếng chứ thực tế nghi ngờ đã trở thành công cụ của “nước ngoài” bí ẩn sau thương vụ mua lại 49% và rót 3.000 tỷ đồng vào hãng bay. Không loại trừ khả năng 3.000 tỷ này chính là số tiền chuyển nhượng cổ phần còn lại của Bamboo mà Quyết đang nắm giữ, nhưng do luật pháp Việt Nam nên đó chỉ là thỏa thuận chứ không công khai như FAROS được.

Dường như, ngày dẹp việc kinh doanh của Trịnh Văn Quyết ở Việt Nam sẽ không còn xa. Y đang chuẩn bị tháo chạy khỏi Việt Nam?

T.A