Tổ quốc hôm nay được xây bằng xương máu của những liệt sỹ thời chiến và giữa bình
Cứ ngỡ chiến tranh đã lùi xa, hòa bình đã được bảo vệ, nhưng ở đâu đó vẫn có những máu của người lính, người chiến sĩ đổ xuống để bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc. Sống ở thời bình, nhưng vì những âm mưu độc chiếm chủ quyền dân tộc của những kẻ thù ngoại xâm và những kẻ chống đối chính quyền, Nhà nước vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai ở đất nước Việt Nam.
Những ngày này trong tâm thế tháng 7, tháng tri ân những thương binh, liệt sĩ, cả nước đều thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc tới những thế hệ, những lớp cha ông đã nằm xuống và đã để lại một phần thân thể ở lại nơi chiến tuyến. Để giành từng mảnh đất, xóa sạch những bóng quân thù, trả lại bình yên cho đất nước.
Việt Nam, một đất nước có quá nhiều những liệt sĩ phải nằm xuống trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đánh đuổi đế quốc Mỹ. Hơn 1 triệu liệt sĩ đã hy sinh, để lại sau lưng ấy mẹ già, vợ dại, con thơ… cả nước tính đến nay có trên 8,8 triệu đối tượng là những người có công với cách mạng.
Thế mới thấy, thịt xương những lớp lớp người ra trận, “lớp cha trước, lớp con sau/ đã thành đồng chí chung câu quân hành” , để kết thành hồn thiêng sông núi, cho Nam Bắc trở thành một dải thống nhất. Chẳng có thể bút mực nào để tả được hết nỗi đau thương, bởi để giành được sự trường tồn của dân tộc, chủ quyền của Tổ quốc, thì sự hy sinh đó đã phải đánh đổi quá lớn.
Thử hỏi, ở trên bất kỳ một mảnh đất nào ở Việt Nam, chỗ nào không có thương binh, liệt sĩ, không có những giọt nước mắt của người mẹ Việt Nam?.
Gác lại chuyện lịch sử trong ngày 27/7 với một tâm thế biết ơn và tri ân sâu sắc tới những người thương binh, liệt sĩ đã dành cả tuổi trẻ để bảo vệ cho Tổ quốc trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.
Thì trong những năm tháng hòa bình, khi cuộc sống đã trở nên vô cùng ấm no và hạnh phúc, nền kinh tế quốc gia phát triển, đời sống của nhân dân từ đó cũng tăng cao. Nhưng ở đâu đó, nơi biên cương, hải đảo, những người lính vẫn ngày đêm canh gác cho sự an toàn của nhân dân cả nước.
Với sự quyết tâm “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, người lính không lúc nào ngưng tập luyện, quyết tâm và chắc cây súng trên tay. Vậy mà, trong thời bình. Khi không có một sự xâm lăng nào, người chiến sĩ, người lính Bộ đội cụ Hồ vẫn nằm xuống.
Đó là ngày 26/7, khi 2 chiến sĩ Trung đoàn Không quân 921, sư đoàn 371 đã gặp nạn khi bay huấn luyện chiến đấu trên máy bay Su-22U, ở khu vực tỉnh Nghệ An. Họ là những người hôm nay, đã nằm xuống để viết tiếp những bức tranh hòa bình, sự hạnh phúc của mỗi một người dân Việt Nam.
Nhói lòng làm sao, khi trong những ngày cả nước đang tỏ lòng tri ân những liệt sĩ đã nằm xuống cách đây hơn 30 năm. Thì lại phải nghe thêm những thông tin về những “liệt sĩ” đã phải nàm xuống giữa thời đất nước thanh bình.
Giá trị của một quốc gia có được nền hòa bình, tự do, độc lập và hạnh phúc như ngày hôm nay, vẫn lại được viết tiếp bằng máu và nước mắt. Nhưng điều đó lại càng khẳng định thêm một điều, rằng dù thời lính hay thời bình, thì những người lính cụ Hồ vẫn luôn dũng cảm vượt qua tất cả. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã giao phó.
Thật tự hào và biết ơn làm sao, khi chiến sỹ phi công thuộc Trung đoàn Không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371 đã cố gắng điều khiển chiếc Mi-171 bay ra xa khu vực đông dân cư, trước khi rơi, ngày 7/7/2014.
Trên tổng số 21 cán bộ, chiến sĩ, thì 20 người đã hy sinh và 1 chiến sĩ bị thương tích nặng, đó là một sự đau sót vô cùng to lớn, đối với dân tộc, họ là những người chiến sĩ, là những người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Rồi ở đâu đó trong cuộc sống thường nhật hôm nay, những người chiến sĩ Công an vẫn âm thầm có mặt ở trên các mặt trận, nơi những hiểm nguy có thể đoạt tính mạng của họ chỉ trong tích tắc. Vậy mà, những người chiến sĩ trên mặt trận đánh tội phạm ma túy, vẫn chưa bao giờ ngưng quyết tâm ngăn chặn, phá bỏ các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy.
Có thể nói, cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, là những người thuộc nhóm có công việc hiểm nguy nhất. Trong vòng hơn 20 năm qua, lực lượng này đã mất đi 22 chiến sĩ khi đang làm nhiệm vụ. 22 con người đó, họ biết trước số phận của mình sẽ gặp phải những nguy cơ gì, nhưng vì nhiệm vụ cao cả, vì hạnh phúc của tất cả nhân dân, cả dân tộc, trong đó có những người thân yêu trong gia đình họ. Nên không có gì làm nguôi ngoai ý chí sắt đá của họ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.
Những người đã nằm xuống trong thời bình hôm nay và trong thời chiến hôm qua, sẽ lại thêm một lần nữa nhắc chúng ta phải biết sống khát khao về hòa bình, về trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc, với quốc gia. Mà những điều đó nào đâu có xa xôi, nó hiện diện chính trong đời sống thường nhật này, trong chính gia đình và những người thân yêu của chúng ta.
(Theo But Danh)