Rò rỉ thuỷ ngân: Lãnh đạo công ty Nhật vào tù, DN Mỹ bồi thường hàng triệu USD, còn Việt Nam?

Những công ty, doanh nghiệp gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân luôn nhận sự trừng phạt mạnh tay. Những nhà lãnh đạo của Công ty Chisso trong thảm hoạ Minamata ở Nhật Bản phải lĩnh án tù, trong khi các công ty Mỹ bị khởi kiện và yêu cầu bồi thường gần 7 triệu USD vì làm rò rỉ thuỷ ngân. Vậy còn ở Việt Nam?

Ông Nguyễn Đoàn Thăng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Rạng Đông

Thảm hoạ Minamata ở Nhật Bản

Cho đến nay căn bệnh Minamata và tên Công ty Chisso là hai cái tên liên quan đến nhau rất chặt chẽ. Trong suốt một khoảng thời gian dài từ năm 1932-1958, Công ty Chisso đã xả thải ra Vịnh Minamata thuộc tỉnh Kumamoto một lượng nước thải vô cùng lớn.

Cụ thể, nhà máy Chisso sản xuất hoạt chất acetaldehyde được dùng trong chế tạo chất dẻo nhựa. Theo quy trình hoạt động của nhà máy, nước thải trong quá trình sản xuất đều đổ xuống biển. Tuy nhiên, họ lại không lường trước được việc kim loại nặng sẽ phản ứng hóa học và biến đổi thành metyl thủy ngân, biến vịnh Minamata thành “vịnh thủy ngân”. Không chỉ gây hại với sinh vật biển, thảm họa còn tác động mạnh tới người dân Minamata khi mà nguồn thức ăn chính của họ là các loại tôm, cá, sứa được đánh bắt quanh vịnh Minamata. Thủy ngân từ thức ăn ngấm dần vào và hủy hoại cơ thể.

Mãi đến cuối năm 1956, người ta mới xác định được nguyên nhân là do người dân ăn cá, sứa bị nhiễm độc thủy ngân từ nguồn nước thải nhà máy Chisso. Chất độc mà con người nhiễm phải đã ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương. Bê bối xả thải của Chisso bị đưa ra dư luận một lần nữa khi nhiều trẻ em mới sinh trong thành phố Minamata bị dị tật.

Thành viên Hội những người bệnh Minamata phản đối công ty gây ô nhiễm vùng biển lên Bộ Y tế Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 25/5/1970 và được đăng trên báo Mainichi

Với bằng chứng xét nghiệm không thể chối cãi, Nhà máy Chisso buộc phải thừa nhận trách nhiệm đã gây ra thảm họa Minamata do không lường hết trước mức độ nguy hiểm của 600 tấn thủy ngân chảy ra từ hệ thống xử lý nước của nhà máy.

Ngày 20/3/1973, tòa án thành phố Kumamoto đã công bố phán quyết về vụ 112 người và 28 gia đình kiện Nhà máy Chisso ở Minamata hồi tháng 6/1969. Phán quyết nêu Công ty Chisso phải chịu trách nhiệm bồi thường vì hành động bất cẩn đã dẫn đến bệnh Minamata; phán quyết cũng buộc Chisso phải bồi thường mỗi nguyên đơn 16 – 18 triệu yen (44.800 – 50.400 USD). Đây là số tiền bồi thường lớn nhất từ trước đến nay do một tòa án ở Nhật quyết định. Những khoản bồi thường mà Chisso trả cho các nạn nhân lớn đến mức chính phủ Nhật đã phải hỗ trợ tài chính cho tập đoàn này vào năm 1978, đảm bảo tập đoàn này có thể tiếp tục trả “gánh nặng ô nhục” của họ.

Hai cựu lãnh đạo của Chisso, cựu chủ tịch của tập đoàn và người giám sát các hoạt động của nhà máy tại Minamata, cũng đã bị khởi tố hình sự vào năm 1979 với cáo buộc đã góp phần gây ra cái chết và sự tổn hại sức khỏe nghiêm trọng của nhiều người dân Minamata. Cả hai người bị tuyên án hai năm tù giam và phán quyết nhận được sự đồng tình của cả Tòa án Tối cao Nhật Bản. Tòa án Nhật cũng buộc Công ty Chisso phải nhanh chóng cải cách mạnh mẽ hệ thống quản lý của mình.

Đến năm 1995, chính phủ Nhật đã đệ trình một kế hoạch dàn xếp đền bù cho những ai chưa được công nhận là mắc bệnh Minamata với điều kiện là những nạn nhân này phải bãi kiện. Nhiều nạn nhân đã đồng ý với đề xuất này.

Tòa án Tối cao Nhật Bản năm 2004 cũng đã kết luận chính quyền vùng Kumamoto và chính phủ Nhật cũng phải chịu trách nhiệm. Theo đó, các cơ quan chức trách đã không thực hiện hết nhiệm vụ quản lý của mình và để xảy ra căn bệnh Minamata. Tòa án Tối cao Nhật Bản kết luận kể từ khi hoạt động xả chất thải trái phép của Chisso chính thức được phát hiện vào năm 1959, suốt ba năm trời chính quyền các cấp đã không khuyến nghị người dân ngưng sử dụng cá đánh bắt tại vùng vịnh.

Hình ảnh bệnh nhân bị bệnh Minamata không thể co duỗi tay. Ảnh chụp năm 1970 và được đăng trên báo Mainichi

Mỹ: công ty bị khởi kiện, yêu cầu bồi thường gần 7 triệu USD

Năm 2017, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã kiện một công ty ở Tây Virginia gần 7 triệu USD vì làm rò rỉ thủy ngân ra môi trường.

lam ro ri thuy ngan lanh dao cong ty nhat bi phat tu doanh nghiep my boi thuong gan 7 trieu usd

Trường Trung học Blind Brook cũng bị ảnh hưởng bởi thuỷ ngân từ Port Refinery. Ảnh: blindbrook.org

Steel, một công ty sản xuất thép 111 tuổi có trụ sở tại Huntington, đã bị kiện tại tòa án liên bang ở White Plains vì vi phạm luật môi trường. Vụ kiện nói rằng công ty đã thay thế thiết bị lò có chứa thủy ngân và họ đã vận chuyển 179 pound thủy ngân (khoảng 81kg) cho Công ty Port Refinery tại làng Rye Brook để xử lý.

Port Refinery, thực chất là một công ty “sân sau” của Steel để chế tạo thuỷ ngân để bán như sản phẩm hàn răng. Công ty này được đặt tại nhà để xe của nhà hoá học Edmund Barbera, trong một khu dân cư và gần trường trung học. Cho đến khi bị phát hiện năm 1991, Port Refinery đã hoạt động được 20 năm và tiếp nhận số lượng thuỷ ngân lên đến hơn 1500kg để sản xuất. Số thuỷ ngân mà Port Refinery thu nhận không chỉ từ công ty Steel mà còn từ nhiều công ty khác ở các bang Mississippi, Illinois, Texas…

Liên quan đến vụ việc còn có một đại lý phế liệu của bên thứ ba được cho là đã trả cho Steel of West Virginia 1,35 USD/ 1 pound thủy ngân.

EPA phân loại thủy ngân là một chất độc hại có thể gây ra các rối loạn thần kinh và hành vi mất kiểm soát nghiêm trọng.

Vào những năm 1990, EPA đã phải chi khoảng 6,4 triệu USD để phá hủy nhà để xe và loại bỏ 6.500 tấn đất và mảnh vụn bị ô nhiễm bởi thuỷ ngân.

Năm 2004, nhiều ô nhiễm đã được tìm thấy dọc theo một con đường giữa ngôi nhà và trường trung học. Đất tại một địa điểm có chứa thủy ngân ở vùng này ở mức cao gấp 130 lần so với tiêu chuẩn của chính phủ Mỹ. Thủy ngân cũng được phát hiện trong mạch nước ngầm và 3 ao quanh làng. Các chai và xi lanh rỗng được sử dụng để vận chuyển thủy ngân đã được tìm thấy trong hai tầng hầm ngầm của ngôi nhà.

EPA đã tiếp tục phải chi 7 triệu USD để loại bỏ đất, phá hủy toàn bộ ngôi nhà, đền bù cho chủ nhà hiện tại, làm sạch đường ống ngầm và lắp đặt hệ thống lọc không khí và nước.

EPA cho rằng Steel of West Virginia phải chịu trách nhiệm về chi phí cho lần dọn sạch thứ hai ở làng Rye Brook, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của vụ rò rỉ thuỷ ngân, và đền bù cho các nạn nhân.

Hiện EPA vẫn đang tiến hành khởi kiện nhiều công ty liên quan đến vụ việc này.

Lãnh đạo Công ty Rạng Đông gian dối

Trong vụ cháy tại nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông, lãnh đạo công ty thể hiện rõ sự gian dối trong việc đưa thông tin. Cụ thể, hiện Công ty Rạng Đông vẫn sử dụng thuỷ ngân lỏng có độc tính cao hơn nhiều so với viên Amalgam mà công ty này báo cáo trước đó.

Ông Nguyễn Đoàn Thăng hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Rạng Đông. Không chỉ gian dối, trong thư xin lỗi khá muộn màng, ông chủ của công ty là Nguyễn Đoàn Thăng chỉ nói suông mà chưa có hành động cụ thể nào đối với đông đảo nhân dân bị ảnh hưởng.

Theo Thời đại