Quốc Vụ Viện Trung Quốc chính thức ngừng “Made in China 2025” – Hành động đầu tiên trong chuỗi hành động đầu hàng nước Mỹ

Hôm qua thì đồng loạt báo quốc tế đã đưa tin Quốc vụ viện Trung quốc, tức cơ quan Chính phủ của Trung quốc đã chỉ thị cho các địa phương từ nay không tuyên truyền về “Made in China 2025” như từng tuyên truyền rầm rộ trong ba năm qua nữa. Điều này cũng có nghĩa là Chính phủ Trung quốc gián tiếp thừa nhận ngừng “Made in China 2025”.

Chúng ta cũng biết với Trung Quốc thì không có chuyện công bố ngừng một cách rõ ràng trên truyền thông mà họ chỉ công bố đến như vậy mà thôi. Nhưng như vậy cũng đã quá rõ. Và như vậy, đây là hành động nằm trong chuỗi hành động đầu hàng đầu tiên của nước bại trận theo hòa ước bất bình đẳng G20. Theo đó sẽ có đến 142 hành động mà Trung Quốc phải thực hiện dưới yêu cầu của nước thắng trận Hoa Kỳ.

Và đến nay chúng ta cũng đã rõ lý do mà bản yêu sách của nước thắng trận Hoa Kỳ gửi cho nước bại trận Trung Quốc không công bố cho thế giới biết. Vì hai bên đã cam kết bảo mật nó và ông Tập sẽ cho thực hiện dần dần.

Tôi tin bản yêu sách đó chắc chắn sẽ rất cứng rắn, vì đó là bản yêu sách dưới “thời đại Trump”. Nhưng chúng ta đành phải chấp nhận chứng kiến từng hành đồng đầu hàng dần dần của Trung quốc thay vì được đọc nguyên vẹn một hòa ước đầu hàng của ông Tập.

Tới giờ này đừng ai cãi tôi và tôi cũng khuyên mọi người nên quên câu chuyện thần thoại rằng ông Tập sẽ giả vờ trá hàng, lừa ông Trump rồi khôi phục kinh tế, dần dần trỗi dậy và quật ngược Mỹ xuống bùn ấy đi. Đó là một câu chuyện với nhiều tình tiết ly kỳ nhưng nó là một câu chuyện thần thoại.

Còn câu chuyện có thật là Mỹ đang quật Trung Quốc tơi tả. Một chuyện ngoài lề, hôm kia Nga điều một số máy bay ném bom hạt nhân đến Venezuela trong sự hân hoan của ông tổng thống Ma nhưng lập tức Mỹ đã lên tiếng cảnh cáo Nga và hôm qua Nga tuyên bố sẽ rút máy bay về nước.

Nói thật, sẽ không có bất kỳ nước nào dám đọ sức với Mỹ ít nhất là trong thế kỷ này. Nên ông Tập cũng sẽ không bao giờ có chuyện dám trá hàng. Cũng cần nói thêm là khi đã ký hòa ước thì kèm theo sẽ là các biện pháp giám sát chứ không phải chỉ là ký trên giấy mà thôi.

Cần giải thích rõ, sự kiện ở G20 vừa qua mới chỉ là một cam kết tạm thời, chưa phải là hòa ước chính thức. Vì vậy hiện nay ông Trump đã cử ra một nhóm đại diện cấp cao làm việc với phía Trung quốc để xác lập những điều kiện cho hòa ước chính thức sẽ ký sau khi hết thời hạn 90 ngày. Khi đó hy vọng chúng ta sẽ biết nhiều hơn những gì mà một nước Trung quốc bại trận phải làm.

Đó chắc chắn không chỉ là những vấn đề về kinh tế mà sẽ nhiều hơn thế tới mức nhiều người sẽ kinh ngạc.

(Theo Tran Dinh Thu)