Người Việt làm bù nhìn thâu tóm dự án ở khu vực hiểm yếu về an ninh quốc phòng rồi bán cho Trung Quốc trong một nốt nhạc
Rầm rộ thời gian qua liên tục xuất hiện nhiều nhà đầu tư kém về tên tuổi, yếu về năng lực, chẳng có tí kinh nghiệm nào đứng ra giành những dự án quy mô lớn lên đến hàng tỷ USD, để rồi ngay lập tức sang tay cho Trung Quốc kiếm lời. Đặt không ít nguy cơ bị thâu tóm nền kinh tế và an ninh quốc gia Việt Nam vào tay anh bạn vàng phương Bắc. Đặc biệt, nếu như đó lại là ngành điện thì mối nguy hại càng không lường.
Chấn động mấy ngày gần đây là thông tin CTCP Đầu tư HLP (HLP Invest) sau khi thâu tóm trọn siêu dự án điện gió ở ngoài khơi cảng Vĩnh Tân, Bình Thuận nhờ vốn đầu tư lên tới 4,4 tỷ USD đã ngay lập tức sang tay sang nhượng toàn bộ 100% cổ phần Công ty TNHH Đầu tư Vina Solar (99%) và hai cá nhân Trung Quốc là Wang Zhao Feng (0,5%) và Yang Yong Zhi (0,5%) thâu tóm gọn ghẽ chỉ trong một nốt nhạc hồi tháng 02/2019.
Theo đó, Vina Solar dù đóng trụ sở tại Hà Nội song thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Trung Quốc, đầu tiên là công ty con của Công ty TNHH Vina Solar Technology. Sau nhiều lần thay đổi công ty mẹ, Đầu tư Vina Solar hiện là công ty con cấp hai của Công ty TNHH Thương mại HQ, có trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc. Nhóm nhà đầu tư Trung Quốc này đã vào Việt Nam từ khá lâu, ít nhất từ năm 2014, đặt “đại bản doanh” tại Bắc Giang và hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị, linh kiện năng lượng mặt trời.
Đáng lưu ý là, trong một bản tin của CTCP Tư vấn Xây dựng Thành Nam, đơn vị này cho biết vào ngày 18/8/2018 đã được Công ty TNHH Vina Solar Technology mời làm đơn vị tư vấn và thiết kế toàn bộ phần kiến trúc, kết cấu và công nghệ phát điện thi công dự án Nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II. Có nghĩa rằng ít nhất từ thời điểm tháng 8/2018, tức là gần nửa năm trước khi nhóm cổ đông Nguyễn Mạnh Cường được chấp thuận bán và hoàn tất chuyển nhượng cổ phần, thì dự án 4,4 tỷ USD rộng 40,8ha thực chất đã thuộc về người Trung Quốc.
Vậy thì, vai trò của ông Nguyễn Mạnh Cường, Tổng giám đốc và cũng là cổ đông lớn nhất của HLP Invest ra sao? Phải chăng đây chỉ là con cờ của Trung Quốc để dễ dàng thâu tóm các dự án trọng điểm, nằm ở khu vực cực kỳ chiến lược về mặt an ninh quốc gia Việt Nam?
Bởi lẽ, việc ông CƯờng đứng ra thâu tóm rồi chuyển dịch cho người Trung Quốc đâu chỉ là dự án điện gió lớn nhất Việt Nam này. Cũng liên quan đến ông Nguyễn Mạnh Cường là công ty Toàn Cầu – tên tuổi có “số má” trong lĩnh vực thiết bị công nghệ cao. Dù mới thành lập từ năm 2011, và có vốn điều lệ chỉ 35 tỷ đồng, song HC Toàn Cầu đã cùng với Công ty TNHH Quản lý và Đầu tư tín thác Hoàng Thái Gia thâu tóm dự án điện mặt trời tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, huyện Bến Cầu, Tây Ninh với tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng, được quảng bá là hợp tác với nhà đầu tư Reonyuan Power Singapore.
Các dự án điện gió đều nằm ngoài khơi biển Việt Nam
Năm 2019, Reonyuan Power Singapore đã mua lại toàn bộ cổ phần các doanh nghiệp trên, đồng nghĩa với việc trở thành chủ sở hữu dự án quy mô 100MW, và quan trọng không kém, là nắm trong tay luôn khu đất 117ha giáp biên giới Campuchia. Reonyuan Power Singapore, đúng như tên gọi, được thành lập tại Singapore, song lại là công ty con của Ningbo Boway Alloy Material – một tập đoàn Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực vật liệu hợp kim.
Thương vụ kín tiếng này cùng với VSP Bình Thuận II là những ví dụ điển hình của hiện tượng các nhà đầu tư trong nước ồ ạt xin dự án năng lượng tái tạo rồi bán cho nước ngoài kiếm lời. Các ông chủ người Việt đã “bỏ túi” bao nhiêu khi đứng ra thay mặt Trung Quốc thâu tóm những thương vụ này? Chắc chắc đó là con số không nhỏ, đủ để che mờ lương tri, vì lòng tham mà sẵn sàng bán cả tổ quốc cho giặc.
Liệu hệ lụy của những dự án này có đơn thuần nguy hại về mặt kinh tế (tất nhiên rồi) và an ninh quốc phòng (khi Trung Quốc liên tục nắm giữ những khu vực chiến lược trọng điểm) hay không? Chắc chắn không hề đơn giản như vậy, nếu ta nhìn sang nước bạn Philippines – cũng đang có những tranh chấp gay gắt với Trung Quốc về chủ quyền biển Đông.
Mạng lưới điện lực của Phillippines hiện đang nằm trong sự kiểm soát hoàn toàn của Chính phủ Trung Quốc, và Philippines có thể ngay lập tức “chìm trong bóng đêm” nếu hai nước xảy ra xung đột bất ngờ. Thông tin trên được trích dẫn từ một báo cáo nội bộ được chuẩn bị cho các nghị sĩ Philippines.
Tập đoàn truyền tải điện quốc gia Trung Quốc (State Grid Corporation of China) nắm giữ 40% cổ phần tại Tập đoàn truyền tải điện quốc gia Philippines (NGCP) gồm nhiều công ty tư nhân chuyên vận hành các lưới điện của Philippines.
Hồi cuối tháng 11 năm ngoái, các nghị sĩ Philippines đã kêu gọi Chính phủ tiến hành một điều tra về những nguy cơ an ninh có thể xảy đến sau khi có báo cáo cho rằng chỉ các kỹ sư Trung Quốc mới có quyền tiếp cận các bộ phận quan trọng thuộc hệ thống năng lượng của Philippines và về lý thuyết, nguồn điện có thể bị vô hiệu hóa từ xa theo lệnh của Trung Quốc.
“Nếu có một ai đó ở Bắc Kinh ngắt mạch điện thì sao?”. Theo Thượng nghị sỹ Sherwin Gatchalian, “với một cú ngắt mạch, điện sẽ không được truyền tải tới bất kỳ ngôi nhà nào, doanh nghiệp nào hay bất cứ cơ sở quân sự nào của Philippines”. Trong trường hợp như vậy, sẽ mất khoảng 24-48 giờ để lưới điện hoạt động trở lại, đặt ra những lo ngại sâu sắc về an ninh quốc gia, nhất là với tham vọng và lối hành xử gần đây của Trung Quốc.
Đó là trường hợp đang diễn ra ở Philippines. Còn Việt Nam thì sao? Liệu chúng ta có nhìn vào đó xem như một bài học và khẳng khái loại bỏ ngay thầu Trung Quốc ở các dự án có bóng dáng nguy hại cho an ninh quốc gia thế này không? Liệu có cơ chế gì để loại bỏ ngay những thương vụ thâu tóm Việt Nam bằng cách sử dụng hình nhân như thời gian gần đây không? Đó không chỉ là kinh tế, không chỉ là thâu tóm đất đai mà còn là một âm mưu thống trị về mặt quân sự trong trường hợp bất trắc.
Theo Tâm Bão