Ngày 2-3, 23 triệu học sinh sinh viên đến trường, kịch bản đối phó với corona ra sao?

Trước hết, phải nói rằng về y tế dự phòng VN làm khá tốt, nhất là trong việc phòng dịch corona. Nhưng ngoài ngành y thì sao?

Ngành sát sườn là giáo dục đã bộc lộ rõ sự bất cập, dồn đẩy trách nhiệm thiếu khả năng ứng phó ngay từ ông bộ trưởng và cả hệ thống kéo theo.

Không thể bóc tách khối sinh thể hàng chục triệu học sinh ra khỏi hệ thống giáo dục mà không có kịch bản tổng thể về việc dạy và học, cứ mỗi trường, mỗi địa phương lại làm một kiểu như học nhóm trên Zalo, học trực tuyến với thầy cô.

Hàng trăm nghìn người làm việc trong ngành giáo dục thì sao, hay là để họ trương bảng giải cứu rồi đi bán dưa hành, trà đá như những hình ảnh đau lòng trên mạng. Về công thương, tài chính, xuất nhập khẩu, bất động sản,,, tôi sẽ có bài phân tích sau…

Nếu thực hiện theo đề nghị và thẩm quyền của bộ GDĐT thì ngày 2-3 tới học sinh, sinh viên sẽ đi học trở lại. Quan trọng nhất khi 23 triệu học sinh sinh viên đến trường, nếu xảy ra dịch bệnh cục bộ hoặc bùng phát thì kịch bản đối phó như thế nào.

Thực tế cho thấy , trình độ khám chữa bệnh, khả năng y tế dự phòng của đội ngũ y bác sĩ VN không thua kém với thế giới.

Tuy nhiên chúng ta mới đối diện với một số người có khả năng nhiễm virus corona rất nhỏ, nếu số lượng lớn thì sao?

Cũng như những nước vừa thoát khỏi khung “đang phát triển khác”, cơ sở hạ tầng y tế và bệnh viện VN đã rơi vào tình trạng quá tải trong tình huống bình thường còn khi dịch bệnh bùng phát thì chưa rõ kịch bản ứng phó như thế nào?

Reuter điểm lại tình trạng tương tự ở TQ (VNEXPRESS chuyển ngữ): Dịch Covid-19 cho thấy một cuộc khủng hoảng ngầm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc: thiếu hụt bác sĩ trầm trọng.

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao đã vượt xa số lượng nhân viên y tế. Từ năm 2005 đến 2018, bác sĩ được cấp phép tăng gần gấp đôi, nhưng số bệnh nhân nhập viện tăng gần gấp bốn lần, theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc. Kết quả là “một vòng luẩn quẩn”, các bác sĩ và chuyên gia tư vấn trong ngành nhận xét.

Dù Trung Quốc có cả dịch vụ y tế tư nhân, hầu hết các bác sĩ giỏi vẫn tập trung ở các bệnh viện công, nơi thu hút nhiều bệnh nhân nhất. Jane Xiao, làm việc khoa nhi của một bệnh viện ở Hạ Môn, phía đông nam Trung Quốc nói rằng một bác sĩ đôi khi phải khám cho 100 trẻ chỉ trong buổi sáng.

Tiếp tục với ngành giáo dục.

Những em bị cách ly sẽ được tổ chức thi bổ sung như thế nào, đặc cách lên lớp không và sẽ được bổ sung kiến thức như thế nào?

Nếu một bộ phận phụ huynh còn chưa an tâm thì họ có quyền chọn phương án cục bộ homeschool không? Chương trình và cơ cấu điểm, hình thức kiểm tra như thế nào?

Ngày 19/2, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đã đến kiểm tra tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19 và công tác triển khai Nghị quyết 88 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông của ngành Giáo dục tỉnh Hải Dương.

Tại đây thứ trưởng nêu: “Chúng ta chỉ có thể khiến xã hội, phụ huynh yên tâm đưa con trở lại trường khi thực sự làm tốt các công tác đảm bảo an toàn vệ sinh phòng chống dịch, công khai minh bạch quy trình kiểm soát và đảm bảo an toàn cho học sinh khi ở trường. Do đó, tôi đề nghị Sở GDĐT phối hợp ngành Y tế địa phương xây dựng một quy trình cụ thể, kỹ lưỡng để kiểm soát an toàn cho học sinh, từ lúc đón các em vào trường, trong quá trình học tại trường, cho đến khi học sinh trở về với gia đình. Các điều kiện đảm bảo an toàn như: có chỗ rửa tay sạch sẽ cho học sinh, giáo viên trước mỗi phòng học; bàn ghế được lau dọn bằng nước khử trùng… cần được quy định chi tiết, rõ ràng, để các nhà trường thuận tiện triển khai thực hiện và người dân dễ dàng giám sát, yên tâm” – Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.

Thứ trưởng cho biết, Bộ GDĐT thời gian qua đã ra nhiều công văn hướng dẫn nhà trường cho học sinh, sinh viên nghỉ học phòng chống dịch Covid-19; hướng dẫn chuẩn bị các điều kiện khi học sinh trở lại trường; công văn yêu cầu tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 khi học sinh, sinh viên đi học trở lại… Tới đây, Bộ GDĐT sẽ công bố khung thời gian năm học, thời điểm thi THPT quốc gia, để các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch học tập, trên tinh thần không để học sinh vì phải học bù mà bị quá tải dẫn đến căng thẳng”.

Là phụ huynh, tôi cảm thấy phần nào đó an tâm nếu các địa phương, các trường làm được như lời thứ trưởng, đặc biệt là đã có tâm lý nôn nóng từ các nơi, Muốn học sinh nhanh học trở lại để hoàn thành chương trình và chắc là họ sẽ tổ chức dạy bù, gây căng thẳng cho những học sinh có khả năng tiếp thu bình thường hoặc kéo hơn các bạn cùng lớp.

Ngay cả những phụ huynh muốn con sớm đến trường cũng không an tâm khi mà đề nghị đi học lại của bộ GDĐT quá chung chung và thiếu kịch bản ứng phó như trên đã nêu.

23 triệu sinh mạng con người, cần một quyết định sáng suốt, không định kiến, chịu trách nhiệm…

Vậy thì hàng chục triệu phụ huynh hãy tự hiểu ai sẽ là người dám nhận trách nhiệm đó?

(Nguồn: FB Hoang Linh)