Hiểu thêm về Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật năm 1951 và ý nghĩa của việc Nhật được “tháo xiềng”

Sau Đệ nhị thế chiến, với hậu quả của 2 trái bom hạch tâm là “Little Boy – Thằng Nhỏ” tàn phá Hiroshima ngày 06/8/1945 và “Fat Man – Thằng Mập” tàn phá Nagasaki ngày 09/8/1945. Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là ông Shigeru Yoshida (nhiên kì 1946 – 1954) đã đề ra một chánh sách mà sau này được gọi là “học thuyết Yoshida” nội dung của học thuyết này bao gồm ba vấn đề trong đó nội dung quyết định dựa vào Mỹ về mặt an ninh.

Năm 1951, tại San Francisco của Mỹ, bản văn Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật đã được kí kết. Theo đó, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh cho Nhật Bản, đổi lại Nhật Bản sẽ cung cấp một phần kinh phí tương đương 1% GDP của Nhật.

Theo Hiệp ước trên thì Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trước kẻ thù của Nhật nhưng Nhật Bản không có trách nhiệm ngược lại với Mỹ, xét cho cùng thì Hiệp ước an ninh trên chỉ là một hợp đồng thuê vệ sĩ với giá thuê tương đương 1% GDP của Nhật mà ông chủ được bảo vệ là Nhật còn nhân viên bảo vệ là Mỹ.

Nói thẳng ra thì Hiệp ước San Francisco năm 1951 là một “Hiệp ước phòng thủ không tấn công”. Nó không có tác dụng trước những diễn biến đầy căng thẳng trong thế giới đa cực, hỗn man. Mỹ chỉ bảo vệ Nhật Bản trong lãnh thổ của Nhật, giả sử như Tàu cộng tấn công vào tàu chiến, máy bay Nhật khi các đối tượng này vượt khỏi lãnh hải, không phận của Nhật thì Mỹ không thể can thiệp với danh nghĩa của “người bảo vệ”.

Vì vậy, trước những trói buộc này và sau khi tàu dầu của Nhật Bản bị tấn công trên Vịnh Oman vừa rồi, ông Trump đã có ý định thay thế Hiệp ước San Francisco 1951 bằng cách hoặc rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước này để Nhật Bản tự thân vận động hoặc thay thế bằng một Hiệp ước mới mang tính “có đi có lại”. Tức là nếu Mỹ sẽ bảo vệ quyền lợi của Nhật Bản khắp năm Châu và ngược lại Nhật Bản cũng sẽ tham gia tấn công vào kẻ thù của Mỹ trên khắp địa cầu nếu Nhật phát hiện ra các thực thể của Mỹ bị đ e d ọa, bị t ấn c ông.

Nếu Mỹ và Nhật Bản vẫn khư khư giữ nguyên cái Hiệp ước San Francisco 1951 kia thì chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” với bộ tứ quyền lực “Tứ giác Kim cương” gồm Mỹ – Nhật – Ấn – Úc sẽ không phát huy được tác dụng bởi Nhật chỉ tham gia với vai trò một Mạnh Thường Quân, một săn sóc viên chứ không có quyền trực chiến.

Trước một thế giới đầy biến động như hiện nay, mãnh hổ Mỹ nan địch quần hồ, một mình nước Mỹ không thể căng sức ra xử lý tất cả các điểm nóng nếu nó bùng phát cùng lúc khắp địa cầu. Giả sử như khi Tàu cộng bị Mỹ ép vào đường cùng, nó kích động, giựt dây từ Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Úc, Châu Âu và Bắc Cực thì Mỹ làm sao dẹp loạn cùng một lúc. Khi đó bản thân Nhật Bản cũng bị uy hiếp thì tâm trí đâu mà bảo vệ Đài Loan, bảo vệ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương,…

Vì vậy ông Trump và ông Abe buộc lòng phải thay đổi cái San Francisco kia cho hợp với xu thời, nhưng dù cho có thay đổi như thế nào thì mục đích cuối cùng của sự thay đổi vẫn là ủng hộ Nhật Bản trở thành một cường quốc đúng nghĩa, giàu về kinh tế, mạnh về quân sự để đồng hành với Mỹ trong sứ mệnh “cảnh sát quốc tế” mà nói theo trường phái kiếm hiệp là Song Kiếm hợp bích.

Đây là một nước cờ cao và ý nghĩa bởi vì hiện tại khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO đang “thoái trào” mà mấu chốt vẫn là “TIỀN”, các nước Châu Âu vẫn mang tư tưởng “Dựa quải ăn rơm”, chi tiền ít mà đòi Mỹ cho hít dầu thơm, khi ông Trump phàn nàn thì dọa sẽ xây dựng lực lượng riêng giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Một khi Nhật Bản được “tháo xiềng” và sát cánh với Mỹ thì Mỹ sẵn sàng thả EU ra đá trường giang với Nga, chỉ cần bộ Tam Anh Mỹ – Nhật – Do Thái cũng dư sức cân cả địa cầu khỏe re như bò kéo xe không tải.

Tran Hung