Hệ quả nào nếu Mỹ đòi món nợ ngàn tỷ USD từ tiền triều, mà TQ đồng ý hoặc nhất quyết không trả?
Như ta đã biết, việc một chính phủ đương nhiệm phải có trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ quốc gia do chánh phủ tiền nhiệm gây ra được quy định tại Điều ước quốc tế thuộc các Công ước Vienna.
Hiện nay, trong lúc quan hệ giữa Mỹ với TQ đang ở giai đoạn căng thẳng đến mức ông Trump đã gọi Tập Cận mặt là kẻ thù, dọa sẽ ban hành Đạo luật khẩn cấp quốc gia – NEA để kích hoạt Đạo Luật về quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế (IEEPA), kích hoạt Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù (TWEA),… thì các trái chủ đang nắm giữ những tờ công phiếu do Nhà Thanh phát hành có tên gọi “công phiếu Đường xe lửa Hồ Bắc – Hukuang Railway bonds” mà tổng giá trị hiện nay đã vượt mốc 1 ngàn tỷ USD bao gồm mệnh giá gốc cộng với lãi suất theo kỳ hạn và tiền phạt do quá hạn chưa được thanh toán.
Rõ ràng việc các trái chủ của lượng công phiếu Đường xe lửa Hồ Bắc – Hukuang Railway bonds đang đề nghị chính quyền của tổng thống Donald Trump giúp họ đòi Tàu cộng trả lại món nợ kia nghe có vẻ hoang đường nhưng hoàn toàn nằm trong chiến lược “gia tăng sức ép tối đa” lên TQ để buộc Bắc Kinh phải chấp nhận những yêu sách tại những “điều khoản thuốc độc” của tổng thống Trump.
Điều mà mọi người quan tâm đến vụ này đó là liệu TQ có đồng ý trả cho các trái chủ số tiền nợ kia không hay vẫn khăng khăng không trả như nó đã tuyên bố “Tàu cộng không có nghĩa vụ, trách nhiệm trả các món nợ quốc gia trước ngày 01/10/1949”. Và hệ quả tiếp theo là gì.
Theo bà Jonna Bianco, chuyên gia thuộc Quỹ những người nắm giữ trái phiếu Mỹ (ABF), là người đại diện cho chủ nhân của số trái phiếu quá hạn trên nói rằng, trong quá khứ, vào năm 1987, Tàu cộng đã từng thanh toán số công phiếu do nhà đầu tư Anh nắm giữ như một phần thỏa thuận lấy lại Hong Kong. Điều này có thể xem là “án lệ” và ngay tại Việt Nam cũng từng có “án lệ” tương tự đó là để được chánh quyền Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam thì phải cam kết trả món nợ gồm gốc và lãi vay do chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa vay Mỹ để phát triển kinh tế khoản 200 triệu USD.
Nhưng giữa Mỹ và TC đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1979 dưới trào của tổng thống Jimmy Carter nhưng chủ đề “trả nợ” lại không được Jimmy Carter đưa ra như thời Bill Clinton đưa ra với Việt Nam sau này. Có thể khẳng định đây là một thiếu sót ở mức độ “sai lầm nghiêm trọng” của Jimmy Carter. Sửa chữa sai lầm của tiền nhiệm cũng là nhiệm vụ mà tổng thống Donald Trump đã làm và đang làm. Vì vậy có thể tin tưởng rằng chính quyền của tổng thống Trump sẽ đeo đuổi việc đòi cho bằng được món nợ hơn 1 ngàn tỷ USD kia về cho dân Mỹ, cho Nước Mỹ.
Nếu Tàu cộng cương quyết không trả như nó đã tuyên bố thì sao ? Thì Mỹ sẽ có nhiều biện pháp chế tài hữu hiệu để lấy lại số tiền kia theo cách của người Mỹ. Phía TQ sẽ bị thiệt hại về vật chất do Mỹ tịch biên nhưng cái thiệt hại to lớn nhất đó là “uy tín” của TQ sẽ bị xóa sổ. Ngay trong lúc túng quẫn hiện nay, TQ đang tìm mọi cách để phát hành công hàm quốc tế để ném vô dự án “Vành đai con đường” để giữ hình tượng của Tập Cận Bình vì đây là linh hồn, là thương hiệu của Tập.
Mặt khác, TQ cũng đang rất cần tiền để chống suy thoái kinh tế khi thương chiến với Mỹ không có chiều hướng giảm nhiệt và dù cho Tập Cận Bình có đầu hàng ông Trump trong thương chiến, chấp nhận ký vào những điều khoản thuốc đ ộc của ông Trump chìa ra thì tiền vẫn là cứu cánh cho sự vực dậy nền kinh tế của TQ bởi vì nguồn thu ngân sách quốc gia chủ yếu của Tàu cộng là xuất cảng hàng hóa nhờ lợi thế ăn cắp sở hữu trí tuệ. Nay Tập Cận Bình đầu hàng, chấp nhận phế bỏ lợi thế này thì tất yếu TQ phải tăng vay tiền quốc tế thông qua tăng phát hành công phiếu có bảo lãnh của chánh phủ nhưng với cái lý lịch kẻ chuyên quỵt nợ qua vụ từ chối trách nhiệm trả món nợ hơn ngàn tỷ USD kia thì ma nào thèm mua ?
Nếu Tàu cộng cam kết sẽ trả món nợ ngàn tỷ USD kia thì sao ? Thì lượng công phiếu kho bạc Mỹ mà Tàu cộng đang nắm giữ và luôn coi là “vũ khí uy lực” để thách thức ông Trump qua những lần hăm he sẽ bán tháo để tạo ra hội chứng bội thực công phiếu Mỹ, đẩy Mỹ vào tình trạng khó khăn khi phát hành công phiếu kho bạc, làm rối loạn thị trường tài chánh Nước Mỹ và cả quốc tế sẽ được cấn trừ vào công phiếu nhà Thanh. Như vậy Mỹ vừa lợi đơn, vừa lợi kép nếu TQ chấp nhận thanh toán số nợ công phiếu do Nhà Thanh phát hành.
Khi TQ cam kết trả món nợ kia thì Đài Loan sẽ không đeo đuổi tuyên bố độc lập, không còn hy vọng quay lại ghế ở Liên Hợp quốc nữa nhưng chính sách “Một Trung Hoa” và các Đạo luật hỗ trợ Đài Loan vẫn được Mỹ duy trì, nói cách khác Đài Loan và Tàu cộng vẫn giữ nguyên hiện trạng như trước tới nay nhưng ngân khố của TQ bị bốc hơi hơn ngàn tỷ USD và trong số các trái chủ đang nắm giữ công phiếu kia có không ít công dân Đài Loan đang nắm giữ và được thụ hưởng.
Đau đớn nhất cho TQ khi chấp nhận trả nợ công phiếu do Nhà Thanh phát hành. Bởi vì khi Bắc Kinh cam kết thanh toán món nợ kia thì sự mất mát về tư tưởng lớn hơn nhiều lần so với số tiền hơn ngàn tỷ USD kia. TQ có được chiến thắng như ngày hôm nay đó là khẩu hiệu “giải phóng ách nô lệ của phong kiến, thực dân”. Nay TQ lại chấp nhận thanh toán món nợ do chế độ phong kiến, thực dân gây ra thì có khác gì đã phản bội lại lý tưởng cộng sản? Phản bội lại lý tưởng cộng sản là điều cấm kỵ của chủ nghĩa cộng sản.
Donald Trump quá siêu, luôn nắm bắt được thời cơ dù là nhỏ nhất, mơ hồ nhất rồi áp dụng vào các nội dung đàm phán mà vụ nhắc lại món nợ ngàn tỷ USD lần này là một minh chứng. Những ai đã đọc qua cuốn “Nghệ thuật đàm phán” do tỷ phú Donald Trump chấp bút sẽ không khó nhận ra điều này, những ai chưa đọc cuốn “Nghệ thuật đàm phán – The Art of the Deal” thì nên tìm đọc sẽ rất bổ ích./.
(Nguồn: FB Tran Hung)
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không thể hiện quan điểm của Ban biên tập.