NÓNG: Sạt lở đất nghiêm trọng ở thượng nguồn đập Tam Hiệp, Trung Quốc đối mặt trung phùng thảm họa

Nhà kinh tế học độc lập Lãnh Sơn mới đây đã đăng tải một video cho thấy sạt lở đất ở thượng nguồn đập Tam Hiệp làm dấy lên lo ngại. Có phân tích cho rằng, đập Tam Hiệp giống như một quả bom hẹn giờ, nếu vấn đề nghiêm trọng thực sự xảy ra, chắc chắn sẽ khiến cục diện chính trị của Trung Quốc xảy ra đột biến lớn.

Có tin đồn về một vụ lở đất quy mô lớn ở thượng nguồn đập Tam Hiệp. (Ảnh chụp màn hình)
Ngày 23/3, nhà kinh tế học độc lập Lãnh Sơn đã đăng tải một video trên Twitter, cho thấy vùng thượng nguồn đập Tam Hiệp xuất hiện hiện tượng sạt lở đất quy mô lớn. Đồng thời ông còn đề cập rằng tình huống dịch chuyển này, rất có thể sẽ khiến đập Tam Hiệp bị vỡ trong vòng 2 năm. Vậy thì Vũ Hán sẽ là nơi đầu tiên chịu trận, sau đó Nam Kinh, Thượng Hải cũng không thể may mắn thoát nạn.

Tháng 7 năm ngoái, ông Lãnh Sơn từng đăng trên Twitter 2 bức ảnh so sánh đập Tam Hiệp chụp qua bản đồ vệ tinh của Google trước kia và hiện giờ, một bức cho thấy đập Tam Hiệp là một đường thẳng, một bức khác lại cho thấy tình trạng đập Tam Hiệp bị cong biến dạng. Nhiều người cho rằng hình chụp qua bản đồ vệ tinh của Google là không chính xác, và sau đó Google cũng đã thay thế bằng một hình vẽ đập Tam Hiệp tại vị trí đó trên bản đồ. Tuy nhiên, trước ồn ào của dư luận và sự lo lắng về tình trạng vỡ đập, truyền thông Trung Quốc đã tăng cường trấn an, nhưng các thông tin lại không đồng nhất: có thông tin nói đập Tam Hiệp không biến dạng, có thông tin nói một bức ảnh vệ tinh khác của Google cho thấy đập hoàn toàn bình thường, có thông tin nói đã biến dạng, nhưng là trạng thái “đàn hồi”, đập nước biến dạng là chuyện rất bình thường, thuộc về “phạm vi thiết kế cho phép”…

Ông Hoàng Tiêu Lục, người chủ trì Quỹ Nghiên cứu Hoàng Vạn Lý, một chuyên gia thủy lợi nổi tiếng lại cho rằng, dù có biến dạng hay không thì đập Tam Hiệp đều sẽ dẫn tới một thảm họa vô cùng nghiêm trọng.

Ngày 9/2013, ông Lý Khắc Cường ký điều lệ phòng thủ cấp 4 trên biển, trên bộ và trên không đối với đập Tam Hiệp, rút một đoàn binh sĩ 4.600 người tiến về Tam Hiệp, nỗ lực phòng vệ.

Trên thực tế, đập Tam Hiệp đã được công nhận là hiểm họa lớn đối với dân tộc Trung Hoa. Những tai nạn địa chất tại khu vực xung quanh đập như hạn hán, lũ lụt và động đất liên tục diễn ra. Khu vực hồ chứa cũng đã sập và lở đất quy mô lớn. Đây được cho là một trong những nguyên nhân vì sao bức ảnh trên bản đồ Google lại khiến người dân Trung Quốc và giới chức ĐCSTQ quan tâm tới vấn đề này như vậy.

Năm 1992, khi cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân khởi động mạnh mẽ dự án đập Tam Hiệp, giới học thuật Trung Quốc từng xảy ra những tranh cãi gay gắt. Rất nhiều học giả cho rằng, việc xây dựng đập sẽ ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sinh thái và thảm họa địa chất, sự an toàn của bản thân đập nước này cũng rất khó được đảm bảo.

Ông Vương Duy Lạc, chuyên gia thủy lợi và quy hoạch đất đai quốc gia Trung Quốc từng dự báo rằng, cuối cùng đập Tam Hiệp sẽ bị nổ tung. Ông Vương cho biết chất lượng thi công công trình giai đoạn đầu của đập Tam Hiệp rất kém, gồm cả phần bờ bên phải, có nhiều “lỗ hổng” dưới lòng đập. “Lỗ hổng” ở đây là chỉ “Khi đổ bê tông, do việc pha trộn và xử lý nhiệt độ không tốt, đã hình thành sự co ngót nóng lạnh bên trong lòng đập. Những lỗ hổng này sẽ tạo nên những khe nứt phía sau, dần dần sẽ bị thấm nước. Sau đó, nếu nghiêm trọng, toàn bộ đập sẽ bị vỡ.

Trong nhóm chat trên WeChat tại Đại Lục có người nói rằng: Rất nhiều bạn học tại Đại học Thủy điện Tứ Xuyên đã không biết phải làm thế nào; muốn đánh sập, không biết sẽ đánh sập như thế nào; muốn tháo dỡ, cũng không biết phải tháo dỡ ra sao, muốn bảo trì cũng không biết nên làm gì. Quả thực vô cùng nguy hiểm! Một nhân sĩ chuyên nghiệp cũng nói rằng vẫn có cách phòng tránh, có thể nghĩ cách tháo dỡ, nhưng chắc chắn rằng điều này sẽ khiến chính quyền Bắc Kinh mất mặt thảm hại.

An nguy của đập Tam Hiệp liên quan trực tiếp tới rất nhiều gia tộc trong nội bộ TQ, bởi vì hiểm họa an toàn của công trình này gây tranh cãi gay gắt. Trong buổi lễ hoàn công năm 2009, cố nhiên không có một vị lãnh đạo nào của TQ tới tham dự. Trong cuốn “Nhật ký Tam Hiệp” do ông Lý Bằng viết, xuất bản vào năm 2003, đã đưa ông Giang Trạch Dân ra ‘ánh sáng’. Cuốn sách nói rằng: “Sau năm 1989, toàn bộ quyết sách trọng đại của công trình Tam Hiệp, đều do ông Giang Trạch Dân chủ trì, quyết định.”

Cư dân mạng thi nhau để lại lời nhắn:

“Chỉ cần đập Tam Hiệp vỡ, Trung Quốc sẽ không thể tồn tại.”

“Đập Tam Hiệp nếu thực sự xảy ra vấn đề gì, thì đây sẽ là thảm họa nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại, do con người gây nên.”

“Kẻ nghiệp dư xin phát biểu quan điểm một chút: Nếu đập Tam Hiệp vỡ, sẽ cuốn trôi cả vùng Cát Châu. Vùng này mà đê vỡ hay nước lũ tràn qua đê, thì nước lũ có lẽ sẽ không thể tới Vũ Hán, mà lại cuốn trôi cả Hồ Bắc, Hồ Nam, diện tích thiệt hại có thể rất lớn. Nhưng lại có ảnh hưởng hạn chế tới Nam Kinh và Thượng Hải. Tại hạ lưu nước chảy chậm, sẽ giảm bớt tổn thất cho Thượng Hải và Nam Kinh.”

Theo Minh Tú