Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: dịch Corona chỉ quanh quẩn ở Vũ Hán hơn là lan rộng

Theo nhận định của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, một nhà nghiên cứu y khoa Úc gốc Việt, người có nhiều công trình tầm cỡ thế giới thì dịch Corona có vẻ như là một dịch bệnh địa phương (Epidemic) hơn là một dịch bệnh toàn cầu (Pandemic). Giáo sư Tuấn đưa ra nhận định này cách đây khoảng vài ngày và cho đến hôm nay các số liệu mới nhất cho thấy có vẻ nhận định này là có cơ sở.

Cho đến 6h sáng nay con số người nhiễm công bố là 28.261 trên toàn cầu nhưng riêng Trung quốc đã chiếm đến 28.018 ca, còn lại bên ngoài Trung quốc chỉ có hơn 200 ca. Nghĩa là đến 99,1% số người nhiễm nằm ở Vũ Hán và Trung quốc.

Dĩ nhiên là con số nhiễm của các nước ngoài Trung quốc sẽ tăng lên theo thời gian khi dịch đến cao trào nhưng có thể cũng sẽ trong giới hạn 1 hoặc vài phần trăm trên tổng số, còn Trung quốc cũng sẽ tiếp tục chiếm đa số. Thí dụ như khi Trung quốc đạt đến con số 100 ngàn người nhiễm thì bên ngoài chỉ có thể xấp xỉ 1 vài ngàn ca còn Việt Nam cũng chỉ một hai trăm ca đổ lại mà thôi.

Vì sao có tình trạng dịch chỉ quanh quẩn ở một khu vực mà không tiến xa hơn?

Một số chuyên gia giải thích trường hợp này là do con virus chỉ tìm thấy môi trường ký sinh lý tưởng trong cơ thể người Vũ Hán – Giang Tô nên nó sinh sôi nảy nở, nhưng khi qua cơ thể người bên ngoài, nhất là ngoài Trung quốc thì nó không thích hợp nên không phát triển.

Chúng ta biết rằng mỗi khu vực dân cư có một chế độ ăn uống khác nhau, môi trường sống khác nhau, và chính điều đó đã làm cho cơ địa con người ở khu vực này khác với khu vực khác.

Tôi lấy một thí dụ về sự khác biệt liên quan đến chế độ ăn uống cùng môi trường sống dẫn đến cơ địa khác nhau trong động vật. Đó là khi chúng ta đưa con cá chép vào một môi trường nước có nhiệt độ thường xuyên thấp và cho ăn hạt đậu tằm, thì chúng ta thu được loại “cá chép giòn” mà thịt của nó trở nên cứng và dai như thịt thú rừng.

Con người cũng như vậy. Hệ thức ăn và môi trường sống sẽ góp phần hình thành nên cơ địa của quần thể cư dân đó. Và chủng virus khi tìm thấy môi trường ký sinh thích hợp trong quần thể cư dân đó thì chúng sẽ phát sinh với tốc độ chóng mặt, nhưng chúng sẽ giảm tốc độ hoặc thậm chí thoái hóa khi lây nhiễm sang quần thể cư dân khác có cơ địa quá khác biệt.

Trong lịch sử dịch bệnh, hiện tượng Epidemic cũng thường xảy ra. Tuy vậy có thể sẽ có những chủng virus có khả năng thích nghi với nhiều loại cơ địa khác nhau thì sẽ lan rộng, tạo thành một Pandemic. Tuy nhiên với chủng virus Corona, chúng ta hy vọng rằng chúng sẽ ít có khả năng thích nghi với những quần thể cư dân xa. Một dẫn chứng là một số trường hợp nhiễm thứ cấp ở Việt Nam, như trường hợp ở Nha Trang, thì người bị nhiễm nhanh chóng phục hồi, có lẽ là do virus không tìm thấy môi trường ký sinh lý tưởng để phát triển chứ không phải là bác sĩ Việt Nam giỏi.

(Nguồn: FB Trần Đình Thu)