Đặc khu kinh tế Vân Đồn và mối đe dọa an ninh khi ầm ầm rao bán đến “nguyên một hòn đảo”

Ngày 15 Tháng Năm 2020, tại huyện Vân Đồn, UBND tỉnh tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh.

Điều đáng nói, việc thành lập Khu kinh tế Vân Đồn, còn gọi là Đặc khu Vân Đồn, được đưa ra trong khi cả nước đang sôi sục vụ án Hồ Duy Hải, vụ quan chức Quảng Ngãi ngã ngựa vì có nhiều quyết định tiếp tay cho Doanh nghiệp và sân sau thâu tóm đất đai, cũng như cả nước sục sôi lo sợ trước thông tin người Trung Quốc núp bóng thâu tóm đất ở những vị trí hiểm yếu của đất nước… Sự quan tâm của phần đông quần chúng đã hướng về nơi khác thì Nghị quyết thành lập đặc khu kinh tế Vân Đồn được thông qua.

Vào thời điểm 10 Tháng Sáu 2018, người dân cả nước từng sôi sục phản đối chống luật Đặc Khu, mà có thể là tiền đề cho Trung Quốc lợi dụng thuê đất lên đến 99 năm, thì lập tức luật đặc khu được hoãn lại. Thế nhưng các công trình có bóng dáng của Trung Quốc đứng sau vẫn tiếp tục được xây dựng trên các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Và đến hôm nay ngày 15 tháng 5 2020 thì Vân đồn đã công khai trở thành đặc khu kinh tế.

Nếu như trước đây người ta chối đây đẩy về yếu tố Trung Quốc trong đặc khu kinh tế Vân Đồn thì bây giờ công khai thông tin rằng: “Trong đó, Vân Đồn là khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác kinh tế Việt- Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN – Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore, trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), là cầu nối ASEAN – Trung Quốc. Toàn bộ diện tích khu kinh tế nằm trong địa giới hành chính của huyện Vân Đồn”.

Trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang có những tranh chấp căng thẳng về chủ quyền biển Đông, người Trung Quốc không ngừng núp bóng thâu tóm BĐS Việt Nam từ Nam chí Bắc, từ miền xuôi lên miền ngược thì việc thành lập đặc khu Kinh tế Vân Đồn, với những quy định lỏng lẻo về quản lý người nước ngoài, đặt ra hiểm họa nghiêm trọng về khả năng thâu tóm từ phía “nước ngoài” rất cao.

Nói chi xa, trên một trang về bất động sản, một môi giới rao: “Cần bán đảo nguyên sinh tại đặc khu kinh tế Vân Đồn, với diện tích lên tới 650 hecta, chiều dài đảo khoảng 9km, với bờ biển dài có nhiều bãi cát trắng, suối tự nhiên”…

Tại cuộc làm việc hôm 3/5 tại Vân Đồn, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu tạm dừng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạm dừng giao đất cho các tổ chức, dự án; tạm dừng giao dịch chuyển nhượng đất trên địa bàn huyện Vân Đồn, trường hợp đặc biệt phải báo cáo tỉnh xem xét, quyết định. Động thái nói trên của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nhằm kiểm soát công tác quản lý đất đai, ngăn chặn “cơn sốt” đất đang “quay cuồng” tại đặc khu Vân Đồn.

Tuy nhiên trên các trang thông tin chuyên rao bán bất động sản thì gần thị trường đất đặc khu ở khu vực này vẫn khá sôi động.

Thậm chí, một môi giới còn rao: “Bán nguyên hòn đảo 8ha đảo Quan Lạn – Vân Đồn – Quảng Ninh với giá 550 triệu/hecta”.

Trên một trang về bất động sản khác, một môi giới rao: “Cần bán đảo nguyên sinh tại đặc khu kinh tế Vân Đồn, với diện tích lên tới 650 hecta, chiều dài đảo khoảng 9km, với bờ biển dài có nhiều bãi cát trắng, suối tự nhiên”.

Người này còn giới thiệu thêm: “Đây là rừng nguyên sinh hoàn toàn tự nhiện chưa bị tác động của con người. Thích hợp cho các loại hình đầu tư về du lịch khám phá… ngoài ra đảo có diện tích mặt nước lớn rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản”.

Trong khi đó, một môi giới khác lại chào bán: “Có mấy thửa đất rừng ở thôn Yến Hải, xã Quan Lạn có thể làm khu nghỉ dưỡng, trang trại, khu du lịch sinh thái. Giá 400 triệu đồng/hecta. Diện tích da dạng: 4ha, 7ha, 10ha”. Rất nhiều lời chào mời hấp dẫn đưa giới “cò đất” đưa ra mua 1 nhưng lãi gấp 3, gấp 4… và được đảm bảo an toàn về mặt pháp lý.

Thế này bảo sao dân không lo lắng?

T.H