Còn bao nhiêu người phải chết vì cột điện dùng tay bóp bê tông vỡ vụn, nếu không khởi tố hình sự Công ty CP Xây lắp Hồng Phúc?
Cái chết thương tâm của nam công nhân ở Hà Tĩnh khiến ngành điện lực bộc lộ nhiều mặt tối, mà nhiều người không ngờ tới. Trước đó là E'VN tăng giá điện bù vào những khoản lỗ nghìn tỷ, lợi dụng dịch bệnh tăng hóa đơn tiền điện, nay là để cột điện đè chết người. Thử hỏi nếu không khởi tố hình sự Công ty CP Xây lắp Hồng Phúc thì còn bao nhiêu công nhân phải chết vì cột điện dùng tay bóp bê tông vỡ vụn?
Khi thi công nối dây điện vào cột điện tại khu đất quy hoạch thuộc xóm Liên Phú, xã Thạch Trung (TP. Hà Tĩnh) thì nam công nhân không may bị cột điện đổ khiến nạn nhân ngã xuống đất tử vong. Được biết hệ thống đường dây này do UBND xã Thạch Trung làm chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu là Công ty xây dựng Hồng Phúc có tổng mức 1,2 tỷ đồng.
Sau khi sự việc xảy ra người ta phát hiện, khối bê tông làm chân móng tại cột điện xảy ra vụ tai nạn bị vỡ làm hai, để lộ phần bê tông phía bên trong. Người ta dùng viên gạch tác động một lực khá nhẹ thì phần bê tông bên trong đã vỡ ra. Không chỉ ở cột điện này, phần bê tông móng ở nhiều cột điện vừa mới dựng lên xung quanh hiện trường vụ tai nạn cũng có nhiều dấu hiệu nghi vấn chất lượng không đảm bảo (!?). Điển hình như, phần mặt bê tông bị rộ khá nhiều; đặc biệt nhiều khối bê tông bị vỡ ra, tạo thành hàm ếch phía dưới chân móng, rất nguy hiểm. Để thử kiếm tra chất lượng phần bê tông móng cột điện bằng cảm tính, PV đã lấy tay gỡ phần móng một cột điện gần cột điện bị đổ rồi bóp mạnh thì phần bê tông vỡ vụn trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
Một dự án ở xã đầu tư hơn tỷ đồng, với số tiền này lẽ ra chất lượng công trình phải đảm bảo, thế nhưng nhiều cột điện lại kém chất lượng đến mức dùng tay bóp bê tông vỡ vụn. Phải chăng đơn vị thi công Hồng Phúc đã rút ruột công trình? Thử hỏi nếu không xảy ra sự việc đau lòng trên, không bị dư luận phát hiện chất lượng công trình tạm bợ, thì khi đưa vào sử dụng một thời gian, những cột điện này chịu tác động môi trường sẽ gây ra hậu quả như thế nào? Chắc chắn lúc đó không phải là một vài công nhân của E'VN chết, mà la nhiều người dân vô tội nữa cũng nên.
Vì tiền mà làm ăn bất chấp như thế, khi bị dư luận phát hiện thì Hồng Phúc đã thừa nhận do thi công công trình không đảm bảo. Nhân chứng vật chứng đã có đầy đủ, nhà thầu cũng đã thừa nhận, nhưng Chủ đầu tư UBND xã Thạch Trung lại không hề kiện tụng nhà thầu mà ngược lại mà chỉ nhắc nhổ nhẹ nhàng.
Ông Mai Văn Dy, Chủ tịch UBND xã Thạch Trung, cho biết chính quyền đã có chỉ đạo đơn vị thi công phải có hướng hỗ trợ, thăm hỏi động viên nạn nhân. Ông Dy khẳng định, trong quá trình đơn vị thi công địa phương có giám sát chặt chẽ, tuy nhiên việc một số móng trụ cột khác đã bị bong tróc, không đảm bảo an toàn, địa phương đang cho cho kiểm tra lại. Thử hỏi giám sát chặt chẽ mà để xảy ra hiện tượng rút ruột như thế này, liệu không chặt chẽ thì sẽ thế nào? Trách nhiệm của UBND xã Thạch Trung ra sao?
Hồng Phúc đã để xảy ra chuyện chết người tày đình như thế mà UBND xã không hề có biện pháp nào xử lý, cũng như đề nghị trách nhiệm hình sự với nhà thầu này, liệu Hồng Phúc và UBND xã Thạch Trung có bắt tay rút ruột công trình để cùng nhau chia chác? Thiết nghĩ phải truy tố trách nhiệm hình sự Công ty CP Xây lắp Hồng Phúc, để răn đe nhiều doanh nghiệp làm ăn gian dối khác nếu không thì không chỉ là một vài nhân viên E'VN mà còn nhiều người dân vô tội nữa.
T.L